8 Thảo dược quý trong điều trị bệnh viêm xương khớp - Nguyên liệu Nasol

Khi bị viêm xương khớp, lớp sụn bị vỡ và mòn đi, do vậy khi di chuyển lớp xương dưới sụn cọ xát vào nhau, việc này gây đau, sưng và khó chịu khi vận động. Lâu dần làm mất khả năng cử động, thay đổi hình dạng ban đầu khớp, sơ cứng các khớp, các gai xương cũng có cơ hội phát triển trên các khớp.

Việc điều trị hiện nay chủ yếu giúp bệnh nhân giảm đau, chống viêm với một số dòng thuốc (NSAID), có tác dụng nhanh nhưng lâu dài gây rất nhiều tác dụng phụ nặng nề cho người bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày… Bởi vậy nhu cầu sử dụng các vị thuốc trong nền y học cổ truyền ngày càng trở nên hữu hiệu và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh khi điều trị lâu dài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 8 vị thuốc quý có hiệu quả trong điều trị viêm xương khớp.

1. Cẩu tích

Cẩu tích

Cẩu tích là thân rễ đã loại bỏ lông, phơi khô của cây lông cu ly. Được sử dụng từ lâu trong dân gian để chữa các chứng đau lưng, đau khớp xương, đầu gối, chữa phong thấp.

Ngày dùng từ 10-18g dưới dạng thuốc sắc có hiệu quả giảm các triệu chứng trong bệnh xương khớp mạn tính.

2. Cốt toái bổ

Cốt toái bổ

Cốt toái bổ hay còn gọi là bổ cốt toái, là thân rễ phơi khô của cây cốt toái bổ. Theo kinh nghiệm dân gian từ xưa, cốt toái bổ có thể giúp liền xương dẫy dập chính bởi vậy nên nó có tên bổ cốt toái.

Thuốc có vị đắng, tính ôn, có tác dụng bổ thận, trị đau xương, hành huyết, giảm viêm sưng khớp, chữa dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp

Có thể uống hoặc dùng để bôi ngoài. Mỗi ngày 6-12g ở dạng thuốc sắc dùng để uống hoặc ngâm rượu băng bó bên ngoài.

3. Univestin (Hỗn hợp chiết xuất Hoàng cầm và cây keo cao)

Hỗn hợp chiết xuất Hoàng cầm (Scutellaria Baicalensis) và cây keo cao (Acacia Catechu)

Hoàng cầm là một trong những loại thảo mộc hàng đầu được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Rễ cây hoàng cầm có chứa chất flavonoid baicalin mạch vòng Free-B, tác dụng chống oxy hóa, chống viêm duy trì các khớp khỏe mạnh.

Cây keo cao là một cây trồng có lịch sử lâu đời trong nền y học Ấn độ, Vỏ cây có chứa catechin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chứng minh tính chất kiểm soát viêm.

 Với công nghệ Phytologix độc quyền các nhà khoa học đã phát hiện sự kết hợp hỗn hợp chiết xuất 2 cây trên có hoạt tính hỗ trợ sức khoẻ xương khớp hiệu quả với những tác dụng vượt trội trên các bệnh nhân bị viêm khớp như:

  • Giảm đau, giảm cảm giác khó chịu của khớp.

  • Giảm sơ cứng khớp, tăng cường vận động cho khớp.

  • Cải thiện chức năng chung của khớp.

  • Giảm viêm khớp.

  • Sử dụng an toàn, không gây tác dụng phụ như một số các thuốc điều trị hiện nay.

4. Thiên niên kiện

Thiên niên kiệnThiện niên kiện là thân rễ phơi khô của cây thiện niên kiện, cây mọc nhiều trong các vùng rừng ẩm, ven suối ở việt nam. Thiên niện kiện có vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ôn vào 2 kinh can thận. Có tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, tê bại chân tay. Hiện nay thiên niên kiện được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh cho người già đau người, đau, viêm xương khớp.

5. Cây vòi voi

Cây vòi voi

Vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, mọc hoang nhiều nơi ở việt nam, tại những bãi hoang, quanh làng, ruộng bỏ không. Bộ phận sử dụng là toàn cây, hái về phơi khô hoặc dùng tươi đều được. Theo kinh nghiệm dân gian: vòi voi chữa viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa.

Vòi voi được sử dụng dạng cao rượu để điều trị bong gân, tụ huyết, bầm sưng đau so chấn thương, sang chấn, viêm, viêm tấy, áp xe; Chữa viêm sưng đầu gối với những triệu chứng  sau: mỏi đầu gối trước 3 hôm, sau đó vùng dầu gối sưng to và đỏ, lên cơn sốt nhẹ, đau không đi lại được.

6. Cốt khí củ

Cốt khí củ

Cốt khí củ còn gọi là huyết đan, tử kin long, ban trượng can, hổ trượng can. Bộ phận sử dụng là rễ cây đã phơi sấy khô. Trong dân gian việt nam, cốt khí củ là một dược liệu chữa tê thấp, chữa các vấn đề về xương khớp khi bị dã, bị thương gây đau đớn.

Ngày dùng từ  6- 10g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu cùng nhiều vị thuốc khác giúp cường gân cốt.

7. Cây Náng

Cây Náng

Có 2 loại cây náng được biết đến hiện nay, đó là Náng hoa trắng và náng hoa đỏ. Người ta thường sử dụng lá cây náng ở dạng tươi, hái về sử dụng ngay, không cần chế biến hay phơi khô, rât đơn giải.

Người dân sử dụng lá Náng tươi, hơ nóng đắp hoặc bóp vào các vết thương nơi bị bong gân, sai gân khi bị ngã, đi khẹo chân. Dùng để xoa bóp là chính trong điều trị các bệnh xương khớp.

Một số các nghiên cứu gần đây tìm ra công dụng mới của Náng khi sử dụng đường uống để chữa trĩ ngoại, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

8. Mã tiền

Mã tiền

Mã tiền là một vị thuốc có độc, việc sử dụng nó cần hết sức thận trọng và cần có những lưu ý. Ở việt nam, Mã tiền chỉ được sử dụng khi được chế biến theo các phương pháp chế biến y học cổ truyền như: Mã tiền chế với nước vo gạo, Mã tiền với Dầu vừng…

Mã tiền sử dụng đường uống được xem như một vị thuốc chữa tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại… Trong sản phẩm chữa phong thấp nổi tiếng chữa tê thấp, đau nhức, sương khớp nổi tiếng ở Thanh hóa có chứa vị thuốc này.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn