Công dụng chữa bệnh của cây thuốc Voacanga Africana nguồn gốc châu phi

Voacanga africana, còn được gọi là kokiyar

Voacanga africana, còn được gọi là kokiyar, pete-pete, kirongasi, ako-dodo, ou, rungu, là một loài cây nhiệt đới châu Phi, họ Apocynaceae. Vỏ cây và hạt có chứa một số alkaloids: ibogaine (một hợp chất gây ảo giác/kích thích tình dục), tabersonine (thành phần chủ yếu của hạt) và alkaloids voacanga khác, thường được sử dụng ở Châu Phi trong các bệnh truyền nhiễm trị liệu, điều trị rối loạn tâm thần, kích thích tình dục, và ảo giác.

Quả của cây Voacanga Africana có chứa vincamin, voacangine (carbomethoxy-ibogaine), ibogamin và các alcaloids khác. Nó có hoạt tính trên thần kinh trung ương và làm thuốc hạ áp.

Các alkaloids là các hợp chất hoạt tính sinh học chính có trong quả Voacanga africana . Một dẫn xuất bán tổng hợp của vincamin là Vinpocetine,  từ ​​Voacanga Africana được sử dụng để điều trị các vấn đề  như suy giảm trí nhớ,  sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer. Vinpocetine còn có tên khác Ethyl apovincaminate, Ethyl apovincaminoate và vinca minor giúp tăng lưu lượng máu, tăng lượng glucose và oxy tới tế bào não. Vinpocetine làm tăng serotonin và nồng độ Acetylcholine do vậy nó có tác dụng chống co giật, và bảo vệ tế bào thần kinh.

Xem thêm: Vipocetine những điều cần biết

Tác dụng Voacanga africana

1. Chống viêm

Tác dụng kháng viêm của Vinpocetine do ức chế trực tiếp phức hợp kinase IκB (IKK). Các nghiên cứu in vitro cho thấy Vinpocetine đã ngăn chặn sự điều hòa NFκB bằng TNFα trong màng tế bào. Ngoài ra, Vinpocetine cũng làm giảm sự biểu hiện TNFα của mRNA của các phân tử phong các phản ưng viêm như interleukin-1β, mono-cyte-1 (MCP-1) và phân tử bám dính tế bào mạch-1 (VCAM- 1). Tác dụng kháng viêm của Vinpocetine kết hợp với đặc tính cải thiện nhận thức của nó nên được  sử dụng trong i các chứng bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer

2. Nâng cao nhận thức

Các nhà khoa học ở châu Âu đăng trên Tạp chí Dược học Châu Âu, vinpocetine làm tăng hoạt tính của các đường dẫn tăng thần kinh do đó tăng cường chức năng nhận thức. Thí nghiệm trên chuột cho thấy Vinpocetine làm gia tăng đáng kể tốc độ truyền tín hiệu của tế bào thần kinh cục bộ và phụ thuộc liều sử dụng . Với liều cao nó trở thành ức chế hoạt động các tế bào thần kinh. Ảnh hưởng này có thể liên quan đến đặc điểm tăng cường nhận thức của chúng

3. Chống loét dạ dày

Tạp chí Ethnopharmacology đã ghi nhận kết quả nghiên cứu chống viêm loét dạ dày của chiết xuất từ quả Voacanga africana bằng methanol trên mô hình gây loét chuột. Liều ​​500-750 mg / kg ức chế sự hình thành tổn thương dạ dày do HCl. Chiết xuất làm giảm đáng kể sự hình thành tổn thương dạ dày ở chuột nhắt, nhưng điều này không liên quan đến sự gia tăng sản xuất chất nhầy ở dạ dày hoặc với sự giảm hàm lượng axit, thể tích dịch vị dạ dày hoặc hoạt động pepsin của dịch dạ dày.

4. Tâm thần

Các nhà khoa học Nhật Bản báo cáo trong năm 2009, một số loại sản phẩm có Voacanga africana (chiết xuất vỏ rễ và hạt) có hiệu ứng gây ảo giác / kích thích tình dục.

Ứng dụng

Voacanga Africana  được sử dụng trong chứng sa sút trí tuệ, bệnh về tim, khớp, ù tai và thính giác, động kinh, phòng bệnh và cải thiện thị giác và đột quỵ thể không xuất huyết cấp tính

Liều dùng

Liều khuyến cáo chiết xuất Voacanga africana là 10mg/ lần, ngày sử dụng 3 lần


Xem thêm: Những nghiên cứu tác dụng của Voacanga africana


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn


Tài liệu tham khảo: 

1. KikuraHanajiri,R.; Maruyama, T.; Miyashita, A.; Goda, Y.;”Chemical and DNA analyses for the products of a psychoactive plant, Voacanga africana.”;Journal of the Pharmaceutical Society of Japan 2009 Vol.

2. Voacanga africana - Wikipedia, the free encyclopedia;https://en.wikipedia.org/wiki/Voacanga
_africana

3. Alexandre E. Medina;”Vinpocetine as a potent antiinflammatory agent”;Proc Natl Acad Sci U S A. 2010 Jun

4. Gaal L , Molner P .”Effect of vinpocetine on noradrenergic neurons in rat locus coeruleus ” .Eur J Pharmacol ,1990 , 187(3):537-539.

5. Tan PV,Penlap VB,Nyasse B, et al;”Anti-ulcer actions of the bark methanol extract of Voacanga africana in different experimental ulcer models in rats”;Journal of Ethnopharmacology

6. Ma ˇc iulaitis R,Kontrimavi cˇ iūte V,Bressolle FMM,et al. “Ibogaine,an anti-addictive drug: pharmacology and time to go further in development. a narrative review”. Hum Exp Toxicol, 2008, 27: 181-194.