Thực phẩm bổ sung kiểm soát đường máu sau ăn (Phần 2)

Chitosan phân tử thấp

(Chitosan trọng lượng phân tử thấp Go2KA1 - Kiểm soát đường máu sau ăn)

Chitosan là một polysaccharide có nguồn gốc từ chitin, thành phần chính từ vỏ ngoài của các động vật giáp xác. Nó bao gồm các phân tử phân phối ngẫu nhiên của D-glucosamine và N-acetyl-D-glucosamine. Các nghiên cứu cho thấy chitosan có lợi cho huyết áp, cholesterol và kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dẫn xuất oligosaccharide chitosan (hay gọi Chitosan TLPTT) được sản xuất bằng cách cắt các chitosan thành những mạch ngắn bởi enzyme, tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Thành phần này đã được đăng ký nhãn hiệu. Chitosan TLPTT này dễ dàng hấp thu vào máu bằng đường uống và đó là điểm nổi bật hơn so với chitosan thông thường khác.

Sung-Hoon Jo và các cộng sự từ  Hàn Quốc và Hoa Kỳ thực hiện nghiên cứu trong ống nghiệm về khả năng ức chế các enzyme tiêu hoá carbohydrate và nghiên cứu trên chuột về khả năng giảm đường huyết sau ăn trên ba mẫu oligosaccharide chitosan có khối lượng phân tử khác nhau. Kết quả cho thấy sự ức chế các enzym tiêu hóa alpha-amylase và alpha-glucosidase là như nhau ở cả ba mẫu nghiên cứu, bất kể có sự khác nhau về trọng lượng phân tử.

Xem thêm: Cơ chế kiểm soát đường máu của Chitosan phân tử thấp Go2KA1

Vai trò của các enzym này là phá vỡ các phân tử tinh bột lớn thành những đường đơn để có thể hấp thu qua đường tiêu hóa. Sự ức chế các enzyme trong đường tiêu hóa dẫn đến sự giảm hấp thụ đường vào máu. Giai đoạn thứ hai của nghiên cứu tiến hành trên chuột, chuột được uống dung dịch sucrose cùng với một trong ba mẫu Chitosan TLPTT hoặc acarbose (acarbose là một loại thuốc điều trị tiểu đường với cơ chế alpha-glucosidase ở ruột) hoặc không (nhóm chứng). Kết quả so với nhóm chứng, tất cả các nhóm được điều trị đều giảm đường huyết. Trong 3 nhóm điều trị bằng oligosaccharide chitosan khối lượng phân tử khác nhau, thì mẫu có trọng lượng phân tử thấp nhất < 1000Daltton làm giảm lượng đường trong máu nhiều nhất, giảm 14.3% một giờ sau ăn. Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng chitosan trọng lượng phân tử thấp có tác dụng kép đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách:  ức chế các enzyme tiêu hóa carbohydrate và giúp tăng sự hấp thu glucose vào tổ chức mô cơ và các tế bào mỡ.

Hai nghiên cứu lâm sàng gần đây đã cho thấy lợi ích giảm đường huyết của Chitosan TLPTT. Thử nghiệm đầu tiên đánh giá tác dụng nhanh chóng giảm đường huyết sau ăn với một liều duy nhất 500mg chitosan TLPTP được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu do Sung-Hoon Jo hướng dẫn. Có 13 đối tượng tham gia nghiên cứu tuổi trung bình 28.9 tuổi. Ngày đầu tiên của nghiên cứu các đối tượng được uống dung dịch sucrose và được kiểm tra đường máu tại thời điểm 0 phút (trước khi uống); 30 phút, 1 giờ, 1.5 giờ, 2 giờ sau khi uống sucrose. Vào ngày thứ 2 của nghiên cứu, những người tham gia được sử dụng 500mg Chitosan TLPTT 20 phút trước khi uống 75g sucrose được pha trong 200ml nước tinh khiết. Mẫu máu được lấy để kiểm tra đường huyết ở thời điểm 0 phút, 30 phút, 1 giờ, 1.5 giờ, 2 giờ sau khi uống dung dịch sucrose. Kết quả cho thấy ở phút 30 và 1.5 giờ sau uống sucrose cùng với Chitosan TLPTT làm giảm đường trong máu sau ăn 13% và 14% so với mức đường máu được đo ở ngày đầu tiên. Vì vậy, chitosan TLPTT có hiệu quả làm giảm đáng kể mức tăng đường máu sau ăn.

Hiệu quả giảm được huyết sau ăn 2h đồng hồ với liều sử dụng 500mg chitosan TLPTP duy nhất

(Hiệu quả giảm được huyết sau ăn 2h đồng hồ với liều sử dụng 500mg chitosan TLPTP duy nhất)

Một nghiên cứu thứ hai được thực hiện bởi Hee Jun Kim thuộc trường Đại học Yonsei, Seoul - Hàn Quốc.  Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi đối chứng với giả dược trên 60 người có độ tuổi từ 20-75 bị tiền đái tháo đường (mức đường trong máu đói từ 100 đến 125 mg/dl và các bài kiểm tra độ dung nạp glucose uống trong 2 giờ ở liều 140 mg/dl hoặc cao hơn).

Các đối tượng nghiên cứu được sử dụng liều 1500mg chitosan TLPTT mỗi ngày chia làm 3 lần uống trước các bữa ăn, nhóm giả dược sử dụng một lượng bột từ lúa mạch rang tương đương. Các đối tượng được hướng dẫn để duy trì một chế độ ăn và hoạt động thể chất bình thường trong 12 tuần nghiên cứu. Một test kiểm tra mức độ dung nạp glucose đường uống được thực hiện vào lúc kết thúc tuần 12 nghiên cứu. Các chỉ số HbA1c, nồng độ adiponectin, các cytokine tiền viêm cũng được đánh giá ở thời điểm bắt đầu kết thúc thử nghiệm. Mặc dù không có sự thay đổi về nồng độ insulin huyết thanh trước và sau khi sử dụng chitosan TLPTT nhưng mức glucose trong máu giảm xuống đáng kể ở thời điểm 30 và 60 phút trong thử nghiệm dung nạp glucose uống so với mức ban đầu. Ngoài ra, HbA1c giảm đáng kể trong nhóm thử nghiệm so với nhóm giả dược.  Các cytokine chống viêm IL-6 giảm đáng kể ở nhóm điều trị so với nhóm chứng, trong khi TNF-alpha cũng có xu hướng giảm, cho thấy có khả năng giảm viêm tốt. Mức adiponectin trong huyết tương có sự tăng đáng kể (là hormone điều hòa lượng đường trong máu và quá trình oxy hóa axit béo) trong nhóm dùng chitosan TLPTT, đây là một phát hiện liên quan đến tăng sự nhạy cảm insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Hiệu quả kiểm soát đường huyết trên thí nghiệm sử dụng sử dụng liều 1500mg chitosan TLPTT mỗi ngày chia làm 3 lần trong 12 tuần

(Hiệu quả kiểm soát đường huyết trên thí nghiệm sử dụng sử dụng liều 1500mg chitosan TLPTT mỗi ngày chia làm 3 lần trong 12 tuần)

Từ kết quả của hai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người đã chứng minh lợi ích sử dụng Chitosan TLPTT để giảm nồng độ đường huyết, giúp kiểm soát đường máu tốt hơn, cũng như khả năng giảm viêm - đây cũng là biến chứng của đái tháo đường cần được phòng ngừa.

 Quay lại với các sản phẩm tự nhiên

Với sự bùng nổ và gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng liên quan của nó, nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa ngày càng được quan tâm. Cùng với gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng các chế phẩm tự nhiên cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát đường máu, đặc biệt để kiểm soát vấn đề tăng đường huyết sau ăn thì người bệnh cũng cần có một chế độ ăn hợp lý.

Xem thêm: Thực phẩm bổ sung kiểm soát đường máu sau ăn (phần 1)


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn


Tài liệu tham khảo: https://www.nutritionaloutlook.com/