Tìm hiểu về bệnh Đái tháo đường

Điều trị bệnh tiểu đường

Có rất nhiều biến chứng mãn tính cũng như cấp tính nguy hiểm có thể gây tàn tật suốt đời hoặc gây tử vong nhanh chóng trong bệnh Đái tháo đường. Các biến chứng cấp tính như hiễm toan xeton, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan lactic. Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực thì có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.

Xem thêm: Tỷ lệ mắc đái tháo đường đáng báo động tại Việt Nam

Dịch tễ đái tháo đường

Trên thế giới, rất nhiều người ở các điều kiện xã hội khác nhau mắc bệnh Đái tháo đường, một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tỷ lệ người dân mắc bệnh tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong những năm gần đây. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc bệnh, đến năm 1994 con số mắc là khoảng 120 triệu người, năm 2014 là 422 triệu người. Tiểu đường không còn là bệnh của các quốc gia giàu có, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhật trung bình. Tại Việt Nam, hiện nay các chuyên gia cho rằng có khoảng 5 triệu người đang mắc bệnh tiểu đường. Trong đó có khoảng 60% số người chưa được chuẩn đoán hoặc không biết mình mắc tiểu đường.

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới

(Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới)

Phân loại các dạng đái tháo đường

Theo phân loại của WHO năm 1999, thì bệnh đái tháo đường có những thể loại sau:

Bệnh đái tháo đường Type I:

  • Do tế bào bê-ta đảo tụy bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể.

  • Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và không có cách phòng ngừa, điều trị bắt buộc phải tiêm Insulin hàng ngày để sinh tồn.

  • Ở người trưởng thành thì tỷ lệ Đái tháo đường type I chiếm khoảng 5% trong tất cả các ca được chuẩn đoán Đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường Type II:

  • Do kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào Be-ta sinh insulin hoặc do suy giảm chức năng tế bào Be-ta kèm theo kháng insulin của cơ quan đích.

  • Có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và đa số các trường hợp có thể phòng ngừa.

  • Những đối tượng nguy cơ mắc tiểu đường (Tiền tiểu đường) là những người thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc từng bị tiểu đường thai kỳ. Ngày nay tỷ lệ người mắc Đái tháo đường type II ngày càng trẻ hóa và tăng lên (có hơn 5.000 thanh thiếu niên cũng được chuẩn đoán mắc bệnh Đái tháo đường trong mỗi năm 2009, 2008; có 1,7 triệu người được chuẩn đoán Đái tháo đường dưới 20 tuổi năm 2012)

Do có thể phòng ngừa nên những người có nguy cơ cần được khám phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan, giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ thất bại điều trị với thuốc.

Xem thêm: Go2KA1 giúp kiểm soát đường máu hiệu quả

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là dạng bệnh đái tháo đường khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ đang mang thai. Đa số trường hợp thai phụ trở về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành bệnh Đái tháo đường.

Phân loại các dạng tiểu đường

(Phân loại các dạng tiểu đường)

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Máu được tim bơm và tuần hoàn qua tất cả các tế bào, mô, cơ quan trên toàn cơ thể. Việc tăng đường huyết không kiểm soát ở những bệnh nhân đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng trên rất nhiều cơ quan của cơ thể. Thông thường bệnh nhân Đái tháo đường không chết bởi bệnh mà chủ yếu chết do các biến chứng của bệnh gây nên. Do vậy mục đích chính trong điều trị là đưa mức đường máu duy trì ổn định ở mức an toàn, giảm các biến chứng do bệnh gây nên.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Có rất nhiều biến chứng mãn tính cũng như cấp tính nguy hiểm có thể gây tàn tật suốt đời hoặc gây tử vong nhanh chóng trong bệnh Đái tháo đường. Các biến chứng cấp tính như hiễm toan xeton, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan lactic. Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực thì có thể dẫn đến tử vong rất nhanh. Những biến chứng mãn tính nguy hiểm ở hầu hết tất cả các cơ quan trong cơ thể như trên tim mạch (gây ra suy tim, bệnh mạch vành, huyết áp…), bệnh thận (gây suy thận), bệnh mắt (đục thủy tinh thể, mờ mắt, bệnh lý võng mạc), tăng nguy cơ đột quỵ… Những tổn thương này có thể làm giảm lưu lượng máu kết hợp với tổn thương dây thần kinh ở chân làm tăng nguy cơ loét, hoại tử, nhiễm trùng ở chân cuối cùng có nguy cơ cắt bỏ chi.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn