6 Nguyên liệu TPCN giúp tăng cường năng lượng

Nhiều người sử dụng một số các chất kích thích như caffeine để giúp cơ thể tính táo, tăng mức độ tập trung và làm giảm cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên cơ thể có thể bị lệ thuộc vào chúng, đó là cảm giác thèm nếu không được bổ sung, mặt khác phần lớn các chế phẩm này có chứa lượng đường khá cao, điều này làm cơ thể càng nhanh mệt mỏi và mất nước.

Một số thảo mộc hoặc nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên có hoạt tính giúp tăng cường năng lượng của cơ thể. Dưới đây là top 6 nguyên liệu thực phẩm chức năng giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.

1. Nhân sâm

Nhân sâm tăng cường năng lượng cơ thể

Nhân sâm là một vị thuốc bổ có nguồn gốc từ văn hóa Phương Đông, nơi có nền y học dân tộc lâu đời và phong phú nhất trên thế giới. Ngày nay khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu phát hiện nhân sâm có hiệu ứng Adaptogen, đó là khả năng gây thích ứng, là những tác động đưa các hoạt động của cơ thể về mức sinh lý. Một trong những vai trò của nó là khả năng ổn định huyết áp của cơ thể về mức an toàn, với những người có mức huyết áp thấp nhân sâm điều chỉnh giúp nâng cao huyết áp, nhưng với những người huyết áp cao nó có vai trò làm giảm huyết áp.

Hiệu ứng Adaptogen là một cơ chế hoạt động đặc trưng của Nhân sâm. Nhân sâm có hoạt chất chính là Ginsenoside Rb1, hàm lượng hoạt chất này rất cao khi được chế biến dưới dạng hồng sâm, đặc biệt trong chiết xuất Hồng sâm.  Hồng sâm có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi năng lượng cơ thể, đặc biệt trên các vận động viên thể dục thể thao.

xem thêm: 7 tác dụng của nhân sâm với sức khỏe

2. Ashwagandha – nhân sâm ấn độ

nhân sâm ấn độ Ashwagandha

Ashwagandha được coi là nhân sâm Ấn độ, được sử dụng khá phổ biến trong nền y học dân gian Ấn độ. Một trong những lợi ích nổi bật của nó là giúp cơ thể tăng năng lượng hoạt động, chống lại căng thẳng, mệt mỏi và lo âu thái quá, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng khả năng tập trung và học tập.

Một trong những nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy Ashwagandha làm giảm các triệu chứng khó chịu gặp phải trong quá trình cai nghiện Morphin bằng cách làm giảm các triệu chứng lo âu bồn chồng hoặc các chứng loạn thần kinh.

Sư kết hợp Ashwagandha với gotu kola, shatavari và sâm Siberia có tác dụng hiệp đồng, giúp giảm căng thẳng.

Xem thêm: 5 tác dụng với sức khỏe của nhân sâm ấn độ

3. CBD trong cây Cần sa

Cần sa

Cần sa là nhóm thực vật có chứa chất gây nghiện hoặc gây ảo giác. Có khoảng 130 hợp chất Cannabidiol được tìm thấy trong cần sa trong đó chia làm 2 loại chính là hợp chất CBD và THC.

Tetrahydrocannabinol (THC) được biết đến là tác dụng chính có trong cây cần sa, liên quan đến sự hưng phấn thần kinh, cảm giác hạnh phúc, tăng khả năng tập trung cao và có thể thay đổi tri giác có khả năng gây ảo giác trong thời gian từ 1-3 giờ. Đây là hoạt chất gây nghiện chỉ được sử dụng trong lĩnh vực y tế có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Một hợp chất khác cũng có trong cây cần sa, là hợp chất có tên CBD (cannabidiol) chiếm 40% trong cây cần sa. CBD tinh khiết 100% được sử dụng như 1 chất bổ sung được cấp phép ở một số quốc gia trên thế giới giúp tăng năng lượng của cơ thể. Nó không tác động trực tiếp lên hệ thống Endocannabinoid, do vậy không có tác dụng mạnh lên thần kinh trung ưng, không gây nghiện và ảo giác. Nó chủ yếu được dùng trên các vận động viên thể thao hoạt động thể lực cường độ cao, giúp cơ thể duy trì được sức bền, ngăn ngừa tổn thương cơ bắp và kích thích nhanh phục hồi khi bị chấn thương.

4. Levagenplus

Levagenplus

Levagenplus bản chất là 1 acid béo nội sinh của cơ thể có tên khoa học là Palmitoylethanolamide (PEA), được chiết xuất từ đậu nành hoặc lòng đỏ trứng gà; có sử dụng công nghệ LipiSpere® làm tăng khả năng hấp thu của PEA tại đường tiêu hóa.

Xem thêm: tác dụng của Levagen trên xương khớp

Levangen hoạt động tương tự như hợp chất CBD có trong cây cần sa, chúng tác động theo cơ chế trung gian làm cơ thể tăng khả năng hoạt động hoặc tăng khả năng chịu được áp lực cao.

5. Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo hiện nay trên thị trường có 2 loại khác nhau, chúng cùng chi nhưng khác nhau về loài và hình dạng. Về công dụng thì 2 loài này đều được sử dụng như 1 loại chất bổ sung giúp tăng cường sức khỏe cung của cơ thể.

Cordycepin sinensis: là một phức hợp đặc biệt, đặc trưng mùa đông là ấu trùng, mùa hè là loại nấm. Đó là do 1 loại nấm sống ký sinh trên ấu trùng ở vùng núi cai tây tạng. Loài này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao, số lượng rất ít bởi vậy giá thành của loài đông trùng hạ thảo này rất cao.

Cordycepin militaris: là loại nấm đông trùng được nuôi cấy chủ yếu hiện nay, các nhà khoa học nuôi cấy loại nấm này trên quả thể dinh dưỡng trong môi trường lạnh và độ ẩm cao.

Về cơ bản 2 loại đông trùng hạ thảo này khác nhau về hình dạng nhưng có chứa các thành phần hoạt chất tương tự nhau bao gồm: Cordycepin và Adenosine, đây là 2 đồng phân quang học, đều là các thành phần có hoạt tính đặc trưng được tìm thấy trong nấm đông trùng.

xem thêm: 9 tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe

6. Cúc la mã

Cúc la mã

Hoa cúc la mã được cho là có tác dụng kích thích não bộ, xua tan mệt mỏi, làm dịu thần kinh, chống lại chứng mất ngủ, hỗ trợ tiêu hóa, làm loãng chất nhầy trong cổ họng và phổi, và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, nó có đặc tính chống vi khuẩn và kháng nấm, do vậy giúp giảm đau trong viêm khớp, giúp chữa lành vết loét.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn