8 Thực phẩm giàu Lecithin

Lecithin được sử dụng phổ biến như 1 loại phụ gia thực phẩm, được sử dụng làm chất nhũ hóa, làm mịn bánh.... Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung Lecithin như 1 phương pháp hỗ trợ điều trị chứng mất trí nhớ, bệnh Alzhemer và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Lecithin có nhiều trong các thực phẩm như đậu nành, lòng đỏ trứng gà, cà chua, khoai tây, cà tím, lúa mì… dưới đây là 8 thực phẩm giàu lecithin tốt cho sức khỏe.

1. Đậu nành

Đậu nành giàu lecithin

Đậu nành rất giàu lecithin và đưuọc coi như nguồn nguyên liệu cung chính hiện nay để sản xuất lecithin với chi phí sản xuất thấp.

Lecithin trong đậu tương chiếm khoảng từ 1,5 đến 3% lecithin, với quá trình sản xuất và tinh chế có thể thu lượng nguyên liệu thô chứa lecithin khoảng 30% hàm lượng bao gồm hỗn hợp các thành phần: phosphatidylcholine, phosphatidylethanolamine, phosphatidylserine…

2. Lạc

Lạc cũng là một loại hạt thuộc họ đậu, giàu lecithin, ngoài lecithin lạc cũng chứa nhiều acid béo không no có lợi cho sức khỏe. Trong 1 ounce (khoảng 28,3g) lạc có chứa khoảng hơn 100mcg Lecithin, 7 gam protein và các khoáng chất vitamin, magie, kẽm.

Lạc được coi là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein có trong lạc có thể thay thế nguồn protein động vật ở những người ăn thuần chay.

3. Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà giàu lecithin

Lòng đỏ trứng gà được coi là nguồn thực phẩm từ động vật giàu lecithin có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng, tiêu thụ lòng đỏ trứng gà quá nhiều không tốt cho bệnh tim mạch. Tuy nhiên một số các nghiên cứu gần đây cho kết quả ngược lại.

Lecithin từ lòng đỏ trứng gà giúp giảm Cholesteron xấu trong máu, có lợi cho những người có ngu cơ mắc các bệnh tim mạch. Đồng thời lecithin từ lòng đỏ trứng gà còn giúp kiểm soát chứng viêm, giảm tổng hợp cholesterone ở gan hiệu quả.

Cũng như Đậu nành, Lòng đỏ trứng gà hiện nay là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất lecithin trên quy mô công nghiệp với những giá trị dinh dưỡng cao.

4. Cà chua

Cà chua là thực phẩm có chứa Lecithin. Mặc dù lecithin trong cà chua không cao so với các hạt họ đậu và lòng đỏ trứng gà nhưng nó còn giàu hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như Lycopen.

Chỉ một quả cà chua mỗi ngày có thể cung cấp 20% lượng vitamin A mà cơ thể cần mỗi ngày.

5. Khoai tây

Khoai tây có chứa lecithin, tuy nhiên lượng lecithin trong khai tây thường bị phân hủy trong quá trình chế biến. Đặc biệt khi chế biến khoan tây với cỏ xạ hương, lượng lecithin trong khoai tây gần như bị phân hủy hoàn toàn.

Mặc dù khoai tây sau khi nấu chín còn khá ít lecithin nhưng chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Chỉ một củ khoai tây nướng chứa 3,6 gam chất xơ (13% nhu cầu chất xơ mỗi ngày), cùng với vitamin C và nhiều khoáng chất khác.

6. Cà tím

Ngoài lecithin, cà tím còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như nhóm chất flavonoid, phenol, anthocyanins…

Theo một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2017 trên tạp chí Food & Nutrition Research, Anthocyanins tạo nên màu tím đặc trưng của loại quả này và có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

7. Lúa mì

Mầm láu mì rất giàu Lecithin, có khoảng 300mcg lecithin trong mỗi gam mầm lúa mì. Tuy nhiên, cũng như cà tím, khi chế biến nấu chín, lecithin trong lúa mì cũng bị phân hủy phần nào.

8. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương giàu lecithin

Hạt hướng dương cũng giàu lecithin.

Đây là nguyên liệu chính để ép lấy dầu thực vật ở nhiều nước. Ngoài lecithin, dầu hạt hướng dương còn cung cấp nhiều acid béo không bão hòa như Omega 3,6,9 có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Lecithin


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn