Attenutin giúp tăng cường miễn dịch sau tiêm phòng cúm: Một nghiên cứu lâm sàng
Giới thiệu
Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có thể dẫn tới tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 3–5 triệu ca cúm theo mùa nghiêm trọng cần nhập viện và gây ra 290.000–650.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu.
Tiêm phòng cúm hàng năm có thể giúp phòng ngừa mắc cúm ở mức độ nào đó. Tại Hoa Kỳ (US), hiệu quả của vắc-xin cúm 2019/20 được ước tính chỉ là 34–39% đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên, điều này nhất quán với các năm trước, với hiệu quả thay đổi từ 19 đến 54%.
Với mục đích tăng cường hiệu quả vắc-xin cúm và giảm mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian nhiễm trùng đường hô hấp trên là mong muốn của các nhà dịch tễ học. Một số thành phần dinh dưỡng, hợp chất tự nhiên giúp điều hòa miễn dịch được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc tăng cường đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin cúm trong khi vẫn duy trì các chức năng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi.
Atttenutin (mã hóa là UP446) là phân đoạn flavonoid của chiết xuất xuất Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) và Keo cao (Acacia catechu) được chứng minh làm giảm biểu hiện gen gây viêm trong ống nghiệm. Keo cao hỗ trợ hoạt động chống viêm và tăng hiệu giá kháng thể sau khi chủng ngừa cúm trên mô hình động vật gặm nhấm. Một nghiên cứu lâm sàng cần được thực hiện để có thể khẳng định những lợi ích của hỗn hợp thảo được này trên người.
Nghiên cứu lâm sàng
Một nghiên cứu lâm sàng được thiết kế đánh giá công thức thảo dược UP446, Phân đoạn flavonoid của chiết xuất xuất Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) và Keo cao (Acacia catechu) so với giả dược trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch ở một nhóm người trưởng thành khỏe mạnh.
Thiết kế là một nghiên cứu song song, mù ba, kiểm soát giả dược, được thực hiện tại địa điểm phòng khám của KGK Science Inc. (London, Ontario, Canada) từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 21 tháng 5 năm 2021. 50 người tham gia là nam và nữ tuổi từ 40-79, 64–68% là nữ, 50–54 tuổi, chủ yếu là người Tây và Đông Âu. 4 người bị loại trong quá trình thử nghiệm và 46 người có kết quả đánh giá thống kê.
Người tham gia chia làm các nhóm khác nhau ngẫu nhiên, nhóm điều trị sử dụng UP446 ngày 2 viên chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối cùng bữa ăn, nhóm đối chứng sử dụng giả dược. Ngày 28, tất cả những người tham gia được tiêm bắp vắc xin cúm đặc hiệu cho mùa cúm 2021 (FLUCELVAX® QUAD, Seqirus, Kirkland, QC).
Những người tham gia tới khám tại phòng khám vào 3 thời điểm: bắt đầu (0); ngày thứ 28 (trước tiêm chủng) và ngày thứ 56 (sau khi tiêm chủng).
Các chỉ số theo dõi
Chỉ số chính
- Sự gia tăng quần thể tế bào lympho trong máu (CD3 + , CD4 + , CD8 + , CD45 + , TCRγδ + , CD3 − CD16 + 56 +)
- Globulin miễn dịch (IgG, IgM và IgA)
Chỉ số phụ
- Tốc độ lắng Hồng cầu (ESR)
- Protein C (CRP)
- Protein C3, C4, kháng thể đặc hiệu với cúm, sản phẩm glycation (AGEs), glutathione peroxidase (GSH-Px) và superoxide dismutase (SOD).
- Tỷ lệ mắc, tần xuất và mức độ nghiêm trọng bệnh nhiễm trùng hô hấp, covid-19, cúm và nhập viện, sử dụng thuốc cúm/cảm lạnh không kê đơn.
Kết quả
Globulin miễn dịch
Nhóm giả dược: Có tăng IgG giai đoạn trước tiêm chủng nhưng không có thay đổi tổng nồng độ Globulin miễn dịch trước khi tiêm chủng.
Có sự thay đổi tổng nồng độ Globulin miễn dịch (IgQ, IgG, IgM) của 2 nhóm điều trị với UP446 với nhóm đối chứng ở 3 giai đoạn:
- Giai đoạn từ ngày 0 đến ngày 28 (từ đường cơ sở đến giai đoạn trước tiêm chủng).
- Giai đoạn từ ngày 28 đến ngày 56 (từ trước tiêm chủng đến đường sau tiêm chủng).
- Giai đoạn từ ngày 0 đến ngày 56 (đường cơ sở đến giai đoạn sau tiêm chủng).
Tại mốc thời gian cụ thể
- Sự thay đổi là khác biệt có ý nghĩa trong từng nhóm
- Sự thay đổi là khác biệt đáng kể khi so sánh nhóm điều trị với nhóm đối chứng
* chỉ ra sự khác biệt đáng kể (có ý nghĩa)
Giai đoạn sau tiêm chủng, IgA và IgG tăng ở nhóm điều trị UP446 so với giả dược: Số người tăng chiếm 63,6% ở nhóm điều trị và 37,5% ở nhóm đối chứng.
IgA có sự tăng đáng kể nhóm điều trị ở thời điểm kết thúc nghiên cứu so với thời điểm đầu.
Đáp ứng globulin miễn dịch đặc hiệu với vắc-xin
Không có sự khác biệt đáng kể về kháng thể đặc hiệu cúm A và Cúm B giữa 2 nhóm điều trị và giả dược. Tuy nhiên
- Có sự thay đổi nồng độ IgA, IgG và IgM đặc hiệu với cúm A giữa 2 nhóm trong giai đoạn trước tiêm chủng (từ ngày 0 đến ngày 28); giai đoạn sau tiêm chủng (từ ngày 28 đến 56) và toàn bộ thời gian nghiên cứu (từ ngày 0 đến ngày 56).
* chỉ ra sự khác biệt đáng kể (có ý nghĩa) trong nhóm tại thời điểm cụ thể.
- Sự thay đổi nồng độ IgA, IgG và IgM đặc hiệu với cúm B giữa 2 nhóm trong giai đoạn trước tiêm chủng (từ ngày 0 đến ngày 28); giai đoạn sau tiêm chủng (từ ngày 28 đến 56) và toàn bộ thời gian nghiên cứu (từ ngày 0 đến ngày 56).
* chỉ ra sự khác biệt đáng kể trong nhóm tại thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên, IgG đặc hiện với cúm A ở nhóm đối chứng giảm từ đầu cho đến trước tiêm chủng nhưng IgM đặc hiệu với cúm A lại tăng trong giai đoạn sau tiêm chủng và từ đường cơ sở (ngày 0) đến ngày 56.
Nồng độ IgG đặc hiệu với cúm B tăng 19.4% giai đoạn sau tiêm chủng, tăng 11.6% vào ngày 56 khi so sánh với đường cơ sở (ngày 0) ở nhóm điều trị UP446. Nồng độ IgM đặc hiệu với cúm B tăng ở giai đoạn trước tiêm chủng và từ ngày 0 đến ngày 56 mà không thấy ở nhóm điều trị.
Quần thể tế bào miễn dịch và các chỉ số máu khác
Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm điều trị và giả dược về tỷ lệ phần trăm của các quần thể CD3 + CD4 + , CD3 + CD8 + , TCR γδ + và CD3 − CD56 +. Có một tỷ lệ thấp hơn đáng kể trong tổng số tế bào lympho (CD45 + ) trong nhóm điều trị so với giả dược vào ngày 28, nhưng điều này không dẫn đến thay đổi khác biệt đáng kể so với ban đầu. Những người tham gia dùng giả dược đã giảm số lượng tế bào NK (CD3 − CD56 + ) so với ban đầu vào Ngày 56.
Không có sự khác biệt đáng kể về CRP, ESR và protein bổ sung C3 và C4 giữa các nhóm UP446 và nhóm giả dược trước hoặc sau khi tiêm chủng hoặc từ đường cơ sở cho đến ngày thứ 56.
Các thông số huyết học bao gồm số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan, số lượng hồng cầu lưới, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, số lượng tiểu cầu và các chỉ số hồng cầu không khác biệt đáng kể giữa nhóm điều trị và nhóm giả dược trước hoặc sau khi tiêm chủng hoặc so với ban đầu cho đến ngày thứ 56.
Có sự gia tăng đáng kể chỉ số bạch cầu ái toan ở giai đoạn trước tiêm chủng ở nhóm điều trị.
Stress oxy hóa
Nhóm giả dược: giai đoạn trước tiêm chủng có tăng chỉ số SOD hơn so với nhóm điều trị, nhưng lại giảm đáng kể ở giai đoạn sau tiêm chủng.
Nhóm điều trị tăng 13,6% GSH-Px trong giai đoạn trước khi tiêm chủng và tăng 15,7% so sánh ngày đầu và ngày cuối nghiên cứu. Nồng độ của GSH-Px không khác biệt đáng kể giữa các nhóm UP446 và nhóm giả dược trong quá trình nghiên cứu.
AGEs tăng đáng kể ở cả 2 nhóm trong giai đoạn trước tiêm chủng và từ đầu cho đến cuối nghiên cứu. Tuy nhiên giai đoạn sau tiêm chủng có sự giảm AGEs nhưng mức giảm không có ý nghĩa.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về các chỉ số theo dõi liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm:
- Chỉ số mức độ nghiêm trọng nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
- Triệu chứng, thời gian, tần suất mắc bệnh
- Số ngày khỏe mạnh, thuốc điều trị cúm cảm lạnh không kê đơn
- Không có trường hợp nào nhập viện do cúm hoặc covid-19.
Thảo luận
Acacia catechu và Scutellaria baicalensis sở hữu các đặc tính điều hòa miễn dịch độc đáo bao gồm chức năng chống oxy hóa và chống viêm và đã được báo cáo là làm tăng hiệu giá kháng thể sau khi chủng ngừa vắc-xin.
Đã có những cải thiện đáng kể về các dấu hiệu miễn dịch khi bổ sung UP446. Những người tham gia được bổ sung UP446 đã có sự gia tăng đáng kể về tổng nồng độ IgA trong giai đoạn sau tiêm chủng 28 ngày và nồng độ IgA đặc hiệu với cúm B đã giảm đáng kể trong giai đoạn trước khi tiêm chủng. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau tiêm chủng và trong thời gian nghiên cứu kéo dài 56 ngày, IgG đặc hiệu với cúm B đã tăng lên. Tổng mức IgG cũng tăng đáng kể so với Placebo trong giai đoạn sau khi tiêm chủng. Sự gia tăng IgA và IgG trong giai đoạn 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin hỗ trợ phản ứng thể dịch có lợi đối với việc tiêm vắc-xin bổ sung UP446.
Theo: “Role of Acacia catechu and Scutellaria baicalensis in Enhancing Immune Function Following Influenza Vaccination of Healthy Adults: A Randomized, Triple-Blind, Placebo-Controlled Clinical Trial”
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Nghiên cứu mới nhất giảm Triglyceride máu cao của Dầu nhuyễn thể (Krill Oil)
- Amlexin với đau cơ khởi phát muộn (DOMS)
- Tác dụng Giảm đau và chống viêm của Amlexin
- 23 Nghiên cứu về chế độ ăn Low Carb (ít tinh bột) và Low fat (ít chất béo)
- Tác dụng chống huyết khối và tiêu sợi huyết của NKCP (Protein từ Bacillus subtilis natto)
- Ảnh hưởng của NKCP lên huyết áp
- Nasol xin giới thiệu công nghệ mới sử dụng chất béo và chất lỏng siêu tới hạn
- Chiết xuất hoa cúc giàu luteolin giảm uric acid máu
- Nghiên cứu phục hồi mất khứu giác do Covid-19
- Tác dụng bảo vệ thần kinh khi mắc Covid-19 của PEA
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024