Nghiên cứu phục hồi mất khứu giác do Covid-19
Tổng quan:
Suy giảm khứu giác (rối loạn chức năng khứu giác, mất khứu giác) là một triệu chứng xuất hiện khá phổ biến sau nhiễm trùng, khoảng trên 30% các bệnh nhân mắc covid-19. Mặc dù phần lớn rối loạn này sẽ tự phục hồi sau khoảng 2-3 tuần, tuy nhiên có khoảng 10-20% bệnh nhân vẫn gặp chứng rối loạn khứu giác hoặc tình trạng nặng thêm, điều này tác động tiêu cực đến tỷ lệ điều trị thành công của Covid-19.
Một số phương pháp điều trị rối loạn khứu giác sau nhiễm trùng được xác nhận về mặt khoa học nhưng khuyến cáo không nên sử dụng cho người gặp chứng thiếu máu hạ huyết áp (đây cũng là những tác dụng phụ gặp phải trên khoảng 33,9-68% trong quá trình điều trị covid-19). Do vậy hiện nay, luyện tập là can thiệp duy nhất đã được sử dụng để điều trị chứng suy giảm khứu giác sau nhiễm trùng. Việc kích thích lặp đi lặp lại các tế bào thần kinh khứu giác ngoại vi bằng cách sử dụng các mùi khác nhau được cho là sẽ tăng cường khả năng tái tạo lấy lại chức năng khứu giác, cải thiện ngưỡng khứu giác, khả năng nhận biết và phân biệt mùi.
Tuy nhiên, việc phục hồi khứu giác bằng phương pháp luyện tập không hiệu quả ở tất cả các bệnh nhân. Các nghiên cứu về bệnh nhân mắc chứng mất khứu giác do COVID-19 cho thấy tình trạng tổn thương dây thần kinh, biểu hiện rõ ràng trong các liên kết mô bệnh học của sự hoạt hóa tế bào vi mô dọc theo các đường khứu giác và được quan sát thất các tổn thương, hoại tử về khứu giác trên X quang.
Chúng tôi thực hiện “Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên: rối loạn chức năng khứu giác sau COVID-19: liệu pháp phục hồi khứu giác so với điều trị can thiệp bằng Palmitoylethanolamide và Luteolin”. Palmitoylethanolamide (PEA) và Luteolin là các chất bảo vệ dây thần kinh, chống lại các rối loạn vận động, giảm các chứng viêm hoặc tổn thương dây thần kinh, có thể nâng cao khả năng phục hồi chức năng khứu giác.
Phương pháp
Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở những bệnh nhân ngoại trú có tiền sử COVID-19 được xác nhận bị suy giảm khứu giác sau nhiễm trùng vẫn tồn tại ≥ 90 ngày sau khi xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để phục hồi khứu giác hai lần mỗi ngày hoặc phục hồi khứu giác hàng tuần cộng với việc bổ sung đường uống hàng ngày với PEA và Luteolin. Các đối tượng bị rối loạn khứu giác đã có từ trước đã loại trừ.
Chỉ số theo dõi
Kiểm tra chức năng khứu giác bằng Sniffin 'Sticks có thể nhận biết 16 mùi khác nhau, được thực hiện lúc ban đầu và 30 ngày sau khi điều trị. Dữ liệu về giới tính, tuổi tác và thời gian kể từ khi lây nhiễm được thu thập. Sử dụng Kiểm định Kruskal-Wallis (KW) để so sánh các kết quả giữa các nhóm theo thời gian và tương quan hạng Spearman để tính toán mối tương quan giữa điểm Sniffn (đánh giá chức năng khứu giác bằng Sniffin 'Sticks) với giới tính hoặc thời gian nhiễm bệnh.
Liều dùng:
700mg Palmitoylethanolamide (PEA) và 70mg Luteolin
Thời gian:
30 ngày
Nhóm đối tượng nghiên cứu:
Từ 18 tuổi đến 90 tuổi, đã được chuẩn đoán nhiễm COVID-19 (lấy dịch họng bằng tăm bông mũi dương tính với SARS-CoV-2), và gặp chứng thiếu máu/hạ huyết áp kéo dài ≥ 90 ngày sau dịch ngoáy dịch mũi họng COVID-19 âm tính.
Nơi thử nghiệm:
Santa Croce Hospital AORMN (Fano-Pesaro, Italy) from November, 2020 to March 2021.
Tiêu chí loại trừ:
Có tiền sử rối loạn khứu giác-khứu giác, suy giảm nhận thức, chức năng, tiền sử bệnh thoái hóa thần kinh, liệu pháp y tế với các tác động có thể có trên khứu giác chức năng, sự hiện diện của các rối loạn cảm giác (viêm xoang, viêm tê giác, đa polyp mũi, teo, viêm mũi, dị ứng). Tiền sử hóa trị xạ trị của vùng đầu và cổ, tiền sử đột quỵ hoặc chấn thương thần kinh, tắc mũi nghiêm trọng do hẹp dị dạng, bệnh tâm thần nặng (ví dụ: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, ảo giác khứu giác), hoặc các khối u mũi họng hoặc vòm họng trước đó.
Kết quả:
Bệnh nhân dùng chất bổ sung có sự cải thiện nhiều hơn về điểm số Sniffn so với nhóm chứng (trung bình thay đổi điểm Sniffn = 2 cho nhóm đối chứng và 4 cho sử dụng PEA kết hợp Luteolin; với p = 0,01)
Khoảng thời gian từ khi khỏi bệnh (kiểm tra covid-19 âm tính) và khả năng nhận biết mùi không ảnh hưởng đáng kể đến điểm Sniffn.
Tuổi, giới tính và mức độ nghiêm trọng của mất khứu giác không liên quan đến mức độ hồi phục ở trong cả 2 nhóm thử nghiệm.
Thảo luận
PEA và Luteolin, cả hai đều được dung nạp tốt và không có độc tính đã biết, đều có các cơ chế riêng biệt để giảm viêm thần kinh.
PEA là một chất béo nội sinh, được sản xuất và thủy phân bởi microglia (tế bào miễn dịch cực nhỏ của hệ thần kinh trung ương), có thể điều chỉnh sự hoạt hóa của tế bào mast gây chứng viêm dây thần kinh. Do đặc điểm điều hòa giảm tế bào mast của nó, PEA đang được nghiên cứu là chất bổ sung tiềm năng điều trị viêm phổi do covid-19.
Luteolin là một flavonoid tự nhiên, với các đặc tính chống lại quá trình oxy hóa tế bào não gây ra bởi các gốc tự do và bảo vệ thần kinh. Luteolin cải thiện sự suy giảm vận động và ức chế sự thoái hóa tế bào thần kinh
Điều trị kết hợp phục hồi khứu giác với việc bổ sung PEA và Luteolin qua đường uống có liên quan đến việc cải thiện sự phục hồi chức năng khứu giác, rõ rệt nhất ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng khứu giác kéo dài.
Đây là thử nghiệm với quy mô nhỏ, mối liên hệ giữa tuổi, giới tính và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh rối loạn khứu khác có thể không có sự kiên kết hoặc cỡ mẫu nhỏ chưa đủ mạnh để đánh giá hết. Tuy nhiên việc xác định thời điểm tối ưu để bắt đầu điều trị chứng rối loạn khứu khác cần được mở rộng nghiêm cứu với quy mô lớn hơn để đánh giá. Bởi các tế bào thần kinh khứu giác có khả năng tái tạo khi mới tổn thương, nhưng khi tế bào thần kinh đã chế thì gần như vĩnh viễn không có khả năng tái tạo.
Nguồn tham khảo: https://www.europeanreview.org/article/26059
Nghiên cứu: “Randomized clinical trial “olfactory dysfunction after COVID-19: olfactory rehabilitation therapy vs. intervention treatment with Palmitoylethanolamide and Luteolin”: preliminary results”
Xem thêm:
Chiết xuất cúc (Kgout) giàu Luteolin
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Nghiên cứu Quercetin phytosome trong điều trị Covid-19
- Nghiên cứu mới nhất giảm Triglyceride máu cao của Dầu nhuyễn thể (Krill Oil)
- Amlexin với đau cơ khởi phát muộn (DOMS)
- Tác dụng Giảm đau và chống viêm của Amlexin
- 23 Nghiên cứu về chế độ ăn Low Carb (ít tinh bột) và Low fat (ít chất béo)
- Tác dụng chống huyết khối và tiêu sợi huyết của NKCP (Protein từ Bacillus subtilis natto)
- Ảnh hưởng của NKCP lên huyết áp
- Nasol xin giới thiệu công nghệ mới sử dụng chất béo và chất lỏng siêu tới hạn
- Chiết xuất hoa cúc giàu luteolin giảm uric acid máu
- Tác dụng bảo vệ thần kinh khi mắc Covid-19 của PEA
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024