Parabiotics là gì? ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng
Parabiotics là khái niệm mới được định nghĩa gần đây liên quan đến vi sinh vật, lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Một số khái niệm trước đây dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như probiotics, prebiotics hay postbiotics thì parabiotics đang còn khá mới mẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm Parabiotics là gì? ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng và những lợi ích nó mang lại với sức khỏe con người.
Parabiotics là gì?
Parabiotic đã được mô tả bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, chẳng hạn như probiotic bất hoạt, probiotic ma và probiotic không sống. Parabiotic bao gồm các phân đoạn tế bào hoặc tế bào vi khuẩn bất hoạt (hiểu cách đơn giản là xác của các lợi khuẩn còn nguyên vẹn hoặc được phá vỡ có chứa nhiều thành phần có hoạt tính sinh học như peptidoglycan, axit teichoic, protein, peptide hoặc các axit amin…)
Trong nhiều trường hợp định nghĩa postbiotics đã bao gồm cả postbiotics và parabiotics. Nhóm chất này được sử dụng làm nguyên liệu thực phẩm chức năng, ứng dụng dần phổ biến trong lĩnh vực tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tật. Một số lợi thế chúng mang lại khi so sánh với probiotics bao gồm:
- Có sẵn ở dạng tinh khiết
- Dễ dàng bảo quản, sản xuất, vận chuyển
- Phù hợp quy mô sản xuất nguyên liệu, hiệu quả kinh tế cao
- Phù hợp với nhiều dây chuyền sản xuất mà không lo nhiễm khuẩn chéo với các sản phẩm khác
- Có tác dụng và cơ chế hoạt động cụ thể
- Dễ dàng kết hợp với các thành phần khác
Phương pháp sản xuất Parabiotics
Parabiotic được sản xuất từ các vi sinh vật bất hoạt bằng nhiều phương pháp khác nhau với mục tiêu làm cho các tế bào bị tổn thương, dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc màng tế bào hoặc sự thoái hóa các sợi DNA. Một số phương pháp phổ biến hiện nay để sản xuất parabiotics bao gồm:
- Xử lý nhiệt
- Sử dụng áp suất cao
- Dùng tia cực tím
- Bức xạ ion hóa
- Công nghệ trường điện xung
- Dùng sóng siêu âm
- Công nghệ Co2 siêu tới hạn
- Phương pháp khử nước
- Thay đổi pH
Một số chức năng của Parabiotics
Thành phần chính của Parabiotics bao gồm
Peptidoglycan: Thành tế bào của hầu hết các vi khuẩn, đặc biệt nhóm vi khuẩn sinh lactic có lớp thành tế bào dày, với chuỗi glycan liên kết chéo với các đơn vị xen kẽ của disaccharide N -acetylmuramic liên kết β-1,4 và N –acetylglucosamine. Thành phần này được biết đến là nguyên liệu tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời có hiệu quả chống viêm, tăng sinh số lượng lợi khuẩn ở đường tiêu hóa.
Axit teichoic: Là thành phần nằm trong thành tế bào, nó có thể liên kết với peptidoglycan hoặc gắn vào màng tế bào chất.
Polysaccharide: mặc dù không chiếm lượng lớn trong cấu tạo vi khuẩn nhưng nó có tác dụng quan trọng trong điều chỉnh sự cân bằng đường ruột và phản ứng miễn dịch niêm mạc đường tiêu hóa.
Protein: đây là thành phần vô cùng đa dạng với nhiều loại khác nhau bao gồm: Protein bề mặt, protein moonlight, protein LPxTG, protein pili và protein lớp S
Nhìn chung, parabiotic với những thành phần hữu ích cho sức khỏe bao gồm peptidoglycan, axit teichoic, polysaccharide thành tế bào và protein. Chức năng của chúng bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, hạ cholesterol máu, chống béo phì và tác dụng chống tăng huyết áp.
Ứng dụng thương mại của parabiotics
Việc sử dụng men vi sinh (Probiotics) trong thuốc điều trị đã tăng lên theo thời gian và ngày càng có nhiều chức năng được phát hiện. Các hướng dẫn về tính an toàn của men vi sinh đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) tại Hoa Kỳ và cơ quan Chất lượng và Sức khỏe Thuốc Châu Âu (EDQM) xây dựng với những tiêu chuẩn rõ ràng. Những hạn chế về bảo quản, ổn định trong đường tiêu hóa cùng những điều kiện sản xuất khắt khe là những hạn chế mà probiotics không được ứng dụng quá nhiều trong thực phẩm hoặc các sản phẩm thực phẩm bổ sung.
Thay thế bằng parabiotics dần trở nên phổ biến trong sản xuất thực phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bởi:
- không có nguy cơ chuyển vị từ lòng ruột vào máu;
- ổn định chống lại sự chuyển gen kháng kháng sinh và hạn chế sự can thiệp vào quá trình định cư bình thường của hệ vi khuẩn đường ruột.
- ngoài ra, các đặc điểm sinh lý của dạng bất hoạt có thể giải phóng các phân tử hoạt động từ các tế bào bất hoạt sẽ đi qua các lớp niêm mạc và kích thích trực tiếp các tế bào biểu mô.
- việc mất khả năng sống của tế bào và các sản phẩm phân hủy tế bào có thể có nhiều tác dụng có lợi hơn so với các tế bào sống.
- chúng dễ chuẩn hóa, vận chuyển, bảo quản và sản xuất hơn
Một số ứng dụng trong thực tế bao gồm:
- Lacticaseibacillus paracasei MCC1849 xử lý bằng nhiệt được sử dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm như súp miso, bánh kẹo, đậu phụ… Parabiotic này đã ảnh hưởng đến các bệnh nhiễm trùng cảm lạnh thông thường và trạng thái tâm trạng.
- Bacillus coagulans GBI-30 ở dạng parabiotics và được sử dụng trong đồ uống với tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ
- L. acidophilus HA122 ở dạng parabiotics sau khi xử lý bằng nhiệt có hiệu quả giảm đau bụng ở trẻ nhỏ
- L. acidophilus LB ở dạng parabiotics sau khi xử lý bằng nhiệt có hiệu quả trong việc làm giảm tiêu chảy liên quan đến các bệnh truyền nhiễm đường ruột
Tóm lại, parabiotic là các tế bào vi khuẩn không sống hoặc các thành phần tế bào có chức năng tương tự như probiotic. Parabiotic có nhiều lợi ích cho sức khỏe và dễ sản xuất hơn.
Việc phát triển parabiotic như một thành phần trong ngành công nghiệp thực phẩm có thể đảm bảo tính an toàn và thời hạn sử dụng của chúng. Hơn nữa, chúng có thể là một loại thực phẩm chức năng hiệu quả cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Lợi ích sức khỏe của quả Maqui
- Hydroxycitric Acid (HCA) là gì? Nguồn gốc và tác dụng
- Canxi từ thực vật: Nguồn dinh dưỡng tự nhiên, an toàn và hiệu quả
- Queen bee acid: là gì và tác dụng với sức khỏe
- Sữa ong chúa: những lưu ý cần nhớ khi uống
- Thuốc tự nhiên chữa bàng quang tăng hoạt
- Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của lá trầu không
- Axit Gallic: cấu trúc, nguồn gốc và tác dụng
- Alpha mangostin: cấu trúc, nguồn gốc và tác dụng
- 9 tác dụng của trái măng cụt
Tin nổi bật
Lợi ích sức khỏe của Tía tô đất (Lemon Balm)
17/09/2021
Những lưu ý khi sử dụng Dầu nhuyễn thể
20/09/2021