Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol

Rối loạn nội tiết tố là gì?

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là sự thay đổi đột ngột lượng estrogen trong cơ thể dưới hai dạng dư thừa hoặc thiếu hụt estrogen. Rối loạn nội tiết tố có thể dẫn đến hàng loạt các triệu chứng khác nhau trong đố nổi bật là triệu chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Vai trò chủ chốt của estrogen trong cơ thể là điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh (dopamine, acetylcholine, serotonin, noradrenaline) và các chất liên quan như melatonin và β-endorphin. Sự rối loạn estrogen trong cơ thể làm thay đổi chức năng của cơ chế nội tiết và thần kinh dẫn đến các triệu chứng về mặt tâm lý và thể chất. Giảm tiết dopamine, melatonin và hoạt động của hệ opioid trung ương có liên quan đến nhiều triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh bao gồm trầm cảm, lo âu, thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường, vấn đề về giấc ngủ, giữ nước, vận mạch, nhức và đau.

Chasteberry là một trong những lựa chọn điều trị phổ biến để điều hòa và cân bằng hormone của cơ thể ở cả hai dạng thừa và thiếu hụt estrogen.

Thí nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng của Chasteberry lên hội chứng PMS và PMDD.

Chasteberry được phụ nữ sử dụng từ lâu nay để điều trị các triệu chứng về thể chất và tâm lý của thời kỳ tiền kinh nguyệt với hiệu quả cao. Liều của nó nằm trong khoảng từ 20-40mg chiết xuất/ngày tương đương 200 -400mg lượng quả khô mỗi ngày. Trong một phân tích 8 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng giả dược thì bảy nghiên cứu cho thấy chasterberry làm giảm các triệu chứng về tâm lý và thể chất của tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) nhiều hơn đáng kể tới 25%-50% so với nhóm chứng [2]. Một số các triệu chứng về tâm lý được thấy cải thiện mạnh nhất là: thay đổi tâm trạng, trầm cảm, dễ cáu giận, lo âu, giận dữ, khóc vô cớ và mất ngủ (Hình 1)[3].

Bổ sung chasteberry làm giảm các triệu chứng tâm lý

Hình 1: Bổ sung chasteberry làm giảm các triệu chứng tâm lý nhiều hơn đáng kể so với giả dược [3]

Có một số nghiên cứu cho thấy chasteberry kết hợp với các thảo dược khác là một liệu pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh [4-6], nhưng hiện tại ngoài các báo cáo này chưa có nghiên cứu chất lượng nào nghiên cứu chỉ riêng chasteberry ở dạng uống. Gần đây nhất có nghiên cứu sử dụng kết hợp chasteberry với St. John’s Wort (Hypericumperforatum) làm giảm các triệu chứng giống như PMS ở một nhóm nhỏ phụ nữ trong giai đoạn cuối của thời kỳ tiền mãn kinh đáng kể hơn so với giả dược. Hai nghiên cứu liên quan đã sử dụng chỉ riêng chasteberry, nhưng bằng các đường dùng khác nhau (qua da, xông hơi, uống, tại chỗ) và không kiểm soát tốt . Kết quả thu được cho thấy ảnh hưởng tích cực của chasteberry có tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh (cảm xúc, vận mạch, giấc ngủ, niệu-sinh dục) nhưng các nghiên cứu này có nhiều hạn chế đáng để.

Chasteberry thường được kê cho những phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh ở nhiều nước phương Tây. Ở Anh, một điều tra 276 người hành nghề về dược liệu thấy rằng hầu hết họ (86,3%) kê chasteberry để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Vậy tại sao, chasteberry lại trở nên phổ biến như một lựa chọn điều trị các triệu chứng mãn kinh mặc dù các bằng chứng lâm sàng còn hạn chế? Câu trả lời chính là ở các cơ chế tác dụng của nó dựa trên các hiểu biết rõ hơn làm cho nó phù hợp với việc điều trị các triệu chứng liên quan tới mãn kinh và đặc biệt là các triệu chứng về mặt tâm lý.

Ba cơ chế điều hòa nội tiết tố của Chasteberry

Hệ Dopaminergic

Các diterpene có trong thành phần của chasteberry được biết đến như là các kích thích thụ thể D2, có thể gắn kết với thụ thể này để tạo ra đáp ứng nhẹ của hệ dopaminergic. Hoạt động của hệ Dopaminergic được thấy là bị giảm một cách điển hình ở phụ nữ hậu mãn kinh nhiều hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Hoạt động của hệ dopaminergic giảm cũng liên quan đến nhiều triệu chứng về mặt tâm lý. Nhờ làm tăng hoạt động của hệ dopaminergic, chasteberry có thể giúp kiểm soát tâm trạng, cảm xúc và điều hòa thân nhiệt. Hoạt hóa các thụ thể này cũng có thể ức chế sản xuất và tiết prolactin. Nhiều triệu chứng tiền mãn kinh xuất hiện bị trầm trọng lên do chứng tăng prolactin tiềm tàng, vì vậy tác dụng làm giảm prolactin của chasteberry có thể giúp làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

Kích thích thụ thể Opioid

Flavonoids (như là casticin) trong thành phần của chasteberry có tác dụng như là kích thích tố đối với các thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ tác dụng làm tăng hoạt động của hệ opioid trung ương, Chasteberry có thể tăng tổng hợp và giải phóng β-endorphin và kiểm soát hoạt động của hệ noradrenergic. β-endorphin cũng tương tác với việc giải phóng hormone và hoạt động của hệ dopaminergic. Thêm nữa, hệ opioid đóng vai trò thiết yếu trong điều hòa tâm trạng, sự ngon miệng và hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên (HPA). Hoạt động của opioid nội sinh và lượng endorphin thường giảm quanh thời kỳ mãn kinh, vì vậy bằng việc tăng endorphin thông qua kích thích opioid của chasteberry giúp cải thiện tâm trạng và bình ổn cảm xúc.

Tiết Melatonin

Sử dụng chasteberry cho thấy có tác dụng tùy thuộc liều đối với tăng tiết melatonin. Melatonin được điều chỉnh một phần bởi estrogen và progesterone. Giảm tiết melatonin có liên quan với sự phát triển của mãn kinh và các triệu chứng của nó, như là các triệu chứng trầm trọng về vận mạch và tâm trạng nhưng mạnh nhất là liên quan tới giấc ngủ. Melatonin có thể làm chậm lại các thông số về nội tiết đặc trưng liên quan tới khởi phát mãn kinh. Hiện nay, vẫn chưa biết rõ liệu chasteberry tương tác tới việc tiết melatonin trực tiếp hay gián tiếp.


Xem thêm: Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn


Tài liệu tham khảo

1. (2009) ‘Vitex agnus-castus. Monograph.’ Altern Med Rev. 14(1): p. 67-71.

2. van Die, M.D. et al., (2013) ‘Vitex agnus-castus extracts for female reproductive disorders: a systematic review of clinical trials.’ Planta Med. 79(7): p. 562-75.

3. Ma, L. et al., (2010) ‘Treatment of moderate to severe premenstrual syndrome with Vitex agnus castus (BNO 1095) in Chinese women.’ Gynecol Endocrinol. 26(8): p. 612-6.

4. Newton, K.M. et al., (2006) ‘Treatment of vasomotor symptoms of menopause with black cohosh, multibotanicals, soy, hormone therapy, or placebo: a randomized trial.’ Ann Intern Med. 145(12): p. 869-79.

5. Rotem, C. and B. Kaplan, (2007) ‘Phyto-Female Complex for the relief of hot flushes, night sweats and quality of sleep: randomized, controlled, double-blind pilot study.’ Gynecol Endocrinol. 23(2): p. 117-22.

6. Smolinski, D. et al., (2005) ‘A pilot study to examine a combination botanical for the treatment of menopausal symptoms.’ J Altern Complement Med. 11(3): p. 483-9.

7. van Die, M.D. et al., (2009) ‘Effects of a combination of Hypericum perforatum and Vitex agnus-castus on PMS-like symptoms in late-perimenopausal women: findings from a subpopulation analysis.’ J Altern Complement Med. 15(9): p. 1045-8.

8. Chopin Lucks, B., (2003) ‘Vitex agnus castus essential oil and menopausal balance: a research update [Complementary Therapies in Nursing and Midwifery 8 (2003) 148-154].’ Complement Ther Nurs Midwifery. 9(3): p. 157-60.

9. Christie, S. and A.F. Walker, (1997) ‘Vitex agnus-castus L.: (1) A review of its traditional and modern therapeutic use; (2) Current use from a survey of practitioners.’ Eur J Herbal Med. 3: p. 29-45.

10. Jarry, H. et al., (1994) ‘In vitro prolactin but not LH and FSH release is inhibited by compounds in extracts of Agnus castus: direct evidence for a dopaminergic principle by the dopamine receptor assay.’ Exp Clin Endocrinol. 102(6): p. 448-54.

11. Meier, B. et al., (2000) ‘Pharmacological activities of Vitex agnus-castus extracts in vitro.’ Phytomedicine. 7(5): p. 373-81.

12. Webster, D.E. et al., (2006) ‘Activation of the mu-opiate receptor by Vitex agnus-castus methanol extracts: implication for its use in PMS.’ J Ethnopharmacol. 106(2): p. 216-21.

13. Dericks-Tan, J.S. et al., (2003) ‘Dose-dependent stimulation of melatonin secretion after administration of Agnus castus.’ Exp Clin Endocrinol Diabetes. 111(1): p. 44-6.