Enzyme tiêu hóa: phân loại, tác dụng và nguồn gốc
Enzyme tiêu hóa là gì?
Enzyme tiêu hóa là một nhóm các chất được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của con người, có vai trò quan trọng trong chức năng tiêu hóa thức ăn. Chúng giúp phân cắt các hợp chất mạch dài trong thức ăn thành những đơn chất nhỏ nhất có thể dễ dàng qua được niêm mạc ruột vào máu để nuôi cơ thể.
Trong hệ thống ống tiêu hóa của con người, nơi tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa bao gồm: khoang miệng có tuyến nước bọt, dạ dày có dịch vị, ruột non có dịch tụy, dịch mật, dịch ruột.... Các enzyme tiêu hóa có chức năng khác nhau tương ứng với từng nhóm chất cụ thể như tinh bột, protein, chất béo
Các loại enzyme tiêu hóa
Enzyme Amylase: chịu trách nhiệm hỗ trợ tiêu hóa nhóm Carbohydrate như tinh bột, đường đôi thành các phân tử đường đơn có thể dễ dàng hấp thu vào máu
Enzyme Protease: có tác dụng tiêu hóa nhóm protein thành các đoạn peptide ngắn hoặc các phân tử acid amin.
Enzyme Lipase: chịu trách nhiệm tiêu hóa chất béo thành các acid béo sẽ được nhũ hóa trước khi hấp thu và glycerol.
Xem thêm: Nguồn enzyme tiêu hóa: Động vật, Thực vật, Vi sinh vật
Một số thực phẩm có chứa enzyme tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa chủ yếu được lấy từ động vật, tuy nhiên một số các loại trái cây hoặc rau quả có chứa một lượng nhỏ các enzyme tiêu hóa tự nhiên. Nếu cơ thể chúng ta không đủ sản xuất enzyme tiêu hóa hoặc một chế độ ăn không hợp lý có thể dẫn đến sự thiếu hụt lượng enzyme này dẫn đến các chứng khó tiêu đầy bụng. Có thể bổ sung các thực phẩm tự nhiên có chứa enzyme tiêu hóa giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
Dưới đây là một số thực phẩm tự nhiên có chứa enzyme tiêu hóa
Mật ong, đặc biệt với loại mật ong tự nhiên hay còn gọi mật ong rừng có chứa nhiều enzyme amylase và protease.
Một số các trái cây màu vàng khi chín như: xoài, chuối, đu đủ có chứa amylase
Ngoài amylase, đu đủ còn chứa thêm enzyme peotease gọi là papain.
Quả bơ có chứa men Lipase.
Một số thực phẩm lên men như: dưa muối, kim chi, sữa chua, cũng có chứa lượng lớn các enzyme tiêu hóa tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Curezyme-LAC Hỗn hợp Enzyme lên men từ ngũ cốc
Lợi ích với sức khỏe của enzyme tiêu hóa
Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng
Thức ăn sẽ không thể tiêu hóa hết nếu cơ thể thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Điều đó có thể dẫn tới các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, khó chịu hoặc các triệu chứng đau đớn khác.
Sức khỏe đường ruột kém do thiếu enzyme tiêu hóa dẫn tới cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Một số trẻ nhỏ gặp các tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn … khi thiếu hụt enzyme tiêu hóa.
Cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa và men tiêu hóa hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng cùng tác động lên quá trình tiêu hóa thức ăn và tác động đến sức khỏe chung của đường ruột.
Sự thiếu hụt men tiêu hóa lâu dài có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng vi sinh vật đường ruột. Thức ăn không được tiêu hóa hết tích tụ trong ruột tạo nên môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn có lợi hoạt động. Nhiều nghiên cứu ghi nhận việc bổ sung enzyme tiêu hóa ở những người bị thiếu hụt giúp kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển và ức chế vi khuẩn gây bệnh.
Rối loạn sức khỏe liên quan đến enzyme tiêu hóa
Không dung nạp Lactose
Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không đủ sản xuất enzyme tiêu hóa Lactase. Vai trò của enzyme này là phân hủy đường tự nhiên có trong các chế phẩm sữa như sữa mẹ, sữa bò… bởi sự thiếu hụt men này dẫn đến các phân tử đường lactose trong sữa không được tiêu hóa và hấp thụ, chúng di chuyển đến ruột kết và có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, thậm chí một số người bị nôn, tiêu chảy…
Không dung nạp Lactose có thể gặp ở trẻ sơ sinh (hiếm hặp) do gen di truyền. Những trẻ này thường không được bú sữa mẹ và chuyển sang các sản phẩm sữa bột không chứa Lactose. Đa số các trường hợp còn lại thứ phát, do sự suy giảm tiết enzyme này ở hệ tiêu hóa dẫn tới tình trạng chướng bụng đầy hơi khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Khi nào nên bổ sung Enzyme tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa nên được bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Không giống như men vi sinh, chỉ nên bổ sung men tiêu hóa dài hạn khi cơ thể thực sự thiếu ezyme tiêu hóa.
Say một bữa ăn thịnh soạn, có thể bổ sung 1-2 liều men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa lượng lớn thức ăn này. Nhưng nếu muốn bổ sung trong 1 thời gian kéo dài nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi có thể dẫn đến nguy cơ ức chế khả năng tiết ezyme tự nhiên của cơ thể.
Xem thêm: Tại sao nên bổ sung enzyme tiêu hóa từ thực vật lên men
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024