Lợi ích sức khỏe của Mật mông hoa
Mật mông hoa là một loại cây bụi lâu năm có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi, có tên khoa học là Buddleja officinalis.
Mật mông hoa có vùng trồng lớn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Myanmar. Nó được sử dụng ở Trung Quốc trong hơn 2.000 năm như một loại thuốc cổ truyền để điều trị một số bệnh mãn tính và bệnh nhãn khoa.
Nghiên cứu khoa học của thảo dược Mật mông hoa lần đầu được công bố năm 1963 trong được điển Trung Quốc và nó vẫn được duy trì trong văn bản này cho đến ngày nay. Một số tác dụng được báo cáo của Mật mông hoa nổi bật:
- Bộ phận dùng: Nụ và hoa khô của B. Officinalis;
- Ứng dụng lâm sàng với nhiều tình trạng về mắt, bao gồm bệnh khô mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét và đau cho kết quả tích cực; kết hộ
- Kết hợp với các thảo dược khác để chữa trị hom hen suyễn, ho ra máu và đục thủy tinh thể, giảm mệt mỏi thị giác, căng thẳng cho mắt.
- Tăng lưu lượng máu tới vùng mắt.
Thành phần
Có khoảng 80 hợp chất thực vật đã được tìm thấy trong hoa mật mông hoa, trong đó có các thành phần chính là flavonoid, phenylethanoids, triterpenoids, monoterpenoids và nhiều hợp chất thực vật khác.
Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nụ hoa Mật mông hoa được sử dụng để chữa các bệnh về mắt bao gồm đỏ mắt, tiết dịch mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Trong các truyền thống khác, tương tự như các loài cùng chi để điều trị về bệnh gan, các bệnh về phế quản, giảm co thắt cơ và làm thuốc lợi tiểu nhẹ.
Theo nghiên cứu khoa học
Nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng hoạt động của nụ Mật mông hoa:
- Tác dụng lợi tiểu
- Tác dụng chống viêm
- Tác dụng chống co thắt
- Tăng lưu lượng mật
- Chống oxy hóa, bảo vệ gan
- Tác dụng kháng virus
Các nghiên cứu dược lý thực hiện chỉ đánh giá các tác dụng tiềm năng của loại cây này. Các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng rất ít. Nụ hoa của Mật mông hoa đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Nó được sử dụng phổ biến nhất cho tác dụng:
- Làm sáng mắt và cải thiện các triệu chứng cho mắt.
- Dùng ngoài sát khuẩn, chống nắng
- Kết hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc chữa ho, chữa bệnh về gan, thận
Tác dụng phụ
Mặc dù có mặt trong dược điển nhưng Mật mông hoa có độc tính. Nghiên cứu độc tính trên chuột cho kết quả liều LD50 trên chuột là 933mg/kg
Cách sử dụng
Mật mông hoa thường sử dụng nụ hoa khô. Chúng được thu hái cả cụm hoa trước khi chúng nở hoặc chớm nở. Phơi khô trong chỗ mát, có gió.
Có thể sử dụng dưới dạng trà uống hàng ngày hoặc sắc khi kết hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc cổ truyền.
Bạn cũng có thể sử dụng Mật mông hoa dưới dạng chiết xuất chuẩn hóa đã được đưa vào các viên uống hàng ngày: viên nang/ nén đã chia liều.
Tham khảo: NCBI
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024