Lúa mạch đen: chế biến, công dụng và cách sử dụng
Lúa mạch đen là một loại ngũ cốc được biết đến giàu chất xơ, có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Ngoài được sử dụng làm nguyên liệu bánh mì lúa mạch đen thì chúng còn được chế biến dưới dạng hạt cán dẹp tương tự như vảy yến mạch đang bán trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chế biến hạt lúa mạch đen dưới dạng cán dẹp, công dụng cũng như cách sử dụng loại lúa mạch đen cán dẹp hiệu quả nhất.
Cách chế biến
Ngũ cốc nguyên hạt đang trở thành xu hướng tiêu dùng lành mạnh ở nhiều quốc giá trên thế giới với những lý do chính đáng: đó là loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan tốt cho sức khỏe, phù hợp chế chế độ ăn của những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh Crohn, bệnh gút và viêm loét đại tràng… Một số các nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch còn cho rằng tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ, ung thư.
Cách chế biến lúa mạch đen nguyên hạt tương tự như Yến mạch. Hạt lúa mạch đen dưới dạng quả mọng, chúng sẽ được hấp chín lên, sau đó cán dẹt và sấy khô. Các sạng lúa mạch đen cán dẹt được bán thành các túi có trong lượng khác nhau và dễ dàng sử dụng.
Những lợi ích sức khỏe
Lúa mạch đen giàu Kali, chất xơ và đặc biệt là vitamin nhóm B. Chúng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, tốt cho dây thần kinh, cơ bắp, xương khớp.
Chức năng tiêu hóa
Lúa mạch đen đã chế biến phù hợp với hệ tiêu hóa của con người. Với hàm lượng chất cơ cao chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn so với các loại ngũ cốc khác. Phần lớn chất xơ hòa tan trong lúa mạch đen là FOS không bị tiêu hóa ở đường ruột, chúng có tác dụng tăng cường sức khỏe của hệ men vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh từ đó hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Mức độ tiêu hóa thấp có nghĩa là chúng có khả năng làm tăng khối lượng phân, tăng di chuyển thức ăn ở ống tiêu hóa. Điều này giúp giảm nguy cơ bị táo bón, các bệnh đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng thậm chí cả ung thư đại tràng.
Tiểu đường
Lúa mạch đen phù hợp với chế độ ăn của những người mắc bệnh tiểu đường typ II hoặc những người có nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường bởi chúng làm chậm tăng đường huyết sau ăn tốt hơn hẳn so với các loại ngũ cốc phổ biến khác. Các nhà dinh dưỡng khuyên rằng, tiêu thụ lúa mạch đen nguyên hạt hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II.
Giảm cân
Những người thừa cân, béo phì cần kiểm soát cân nặng thì cần lựa chọn một chế độ ăn hợp lý. Một nghiên cứu trên động vật ghi nhận áp dụng chế độ ăn kiêng từ lúa mạch đen giúp cân nặng ít hơn nhóm chuột ăn kiêng từ lúa mì.
Tim mạch
Thực phẩm lúa mạch đen nguyên hạt có thể làm tăng mức cholesterol HDL “tốt”, giúp cơ thể bạn loại bỏ cholesterol LDL “xấu” có thể làm tắc nghẽn động mạch của bạn và gây ra bệnh tim. Ngoài ra ăn lúa mạch đen cũng tốt cho những người bị huyết áp cao, Kali trong lúa mạch đen có thể giúp loại bỏ Natri dư thừa trong máu (Quá nhiều natri có thể gây co mạch máu, điều này có liên quan đến huyết áp và các cơn đau tim, đột quỵ).
Dinh dưỡng
Lúa mạch đen nguyên hạt rất giàu chất phytochemical, có thể hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác. Thành phần dinh dưỡng có trong lúa mạch đen bao gồm: Sắt, Folate, Magiê, Niacin, Phốt pho, Kali, Riboflavin, Thiamin, Vitamin B6, Vitamin E, Kẽm… một phần tư cốc lúa mạch đen nguyên hạt có chứa: Lượng calo: 98 gam, Chất đạm: 4 gam, Chất béo: 1 gram, Carbohydrate: 20 gram, Chất xơ: 4 gam, Đường: 0 gram
Giống như tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch đen cũng có nhiều carbohydrate. Chúng là cacbohydrat mạch dài, vì vậy chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như khi tiêu thụ mì trắng hoặc mì ống, nhưng điều quan trọng vẫn là không nên ăn quá nhiều.
Cách sử dụng Lúa mạch đen
Lúa mạch đen cũng là nguyên liệu chế biến món ăn ngon và lành mạnh. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng chúng:
Món cuộn: Cách làm tương tự với Yến mạch cuộn, trộn lúa mạch đen với nước nóng với lượng phù hợp, thay thế cơm trắng bằng lúa mạch đen đã chế biến.
Bánh quy: Thay thế bột yến mạch bằng bột lúa mạch đen trong công thức làm bánh quy.
Bánh mì: Sử dụng bột lúa mạch đen làm bánh mì cũng rất phù hợp.
Cháo: Có thể nấu cháo hoặc làm thức uống từ lúa mạch đen tương tự như các loại ngũ cốc khác.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024