Những lưu ý khi sử dụng Glutathione - Nguyên liệu Nasol
Glutathione là một chất chống oxy hóa nội sinh. Được cơ thể sản xuất ra chống lại các yếu tố gây hại như các gốc tự do, các chất độc hại trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu chứng minh Glutathione đem lại nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể như: giúp làm sáng da, ngăn ngừa khối u hình thành, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe chung… Việc bổ sung thêm Glutathione khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa được cho là cần thiết. Vậy khi bổ sung Glutathione cần lưu ý những điểm gì là những thắc mắc rất nhiều người muốn biết.
Khi nào thì cần bổ sung glutathione
Như đã đề cập ở trên, Glutathione là chất chống oxy hóa nội sinh, tức cơ thể tự sản sinh ra được. Nếu bạn còn trẻ, việc bổ sung có thể chưa thực sự cần thiết, bởi cơ thể cung cấp đủ lượng chất này để trung hòa các chất độc hại phát sinh, hình thành trong cơ thể.
Nhưng ở tuổi 30 trở đi, khi lượng glutathione cơ thể giảm đi, khả năng chống lại các gốc tự do, các chất độc hại từ bên ngoài sẽ yếu đi, quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra. Bạn sẽ dần nhận thấy sự lão hóa trên bề mặt da, sức khỏe cũng như khả năng ngăn ngừa bệnh tật của cơ thể. Việc bổ sung Glutathione nói chung và các chất chống oxy hóa khác nói riêng trở nên cần thiết.
Liều lượng khuyến cáo Glutathione
Hiện nay có rất nhiều hình thức bổ sung Glutathione: qua đường uống, đường tiêm, đường bôi ngoài… Nếu sử dụng làm đẹp bạn có thể kết hợp dùng đường uống và đường bôi ngoài.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng đường uống hiệu quả không cao bằng đường tiêm, bạn cũng có thể sử dụng những chất tiền glutathione để bổ sung với mục đích tăng lượng Gluathione trong cơ thể (như cysteine, có thể sử dụng 10-20g mỗi ngày, với các bệnh nhân bị HIV/AIDS nên được khuyến cáo sử dụng lượng cao hơn từ 30-40 gam)
Sử dụng Glutathione đường tiêm thường được áp dụng trên các bệnh nhân ung thư để làm giảm những tác dụng phụ do hóa chất gây ra. Liều lượng nên theo khuyến cáo của bác sĩ trên thể trạng mỗi bệnh nhân.
Theo khuyến cáo của FDA, uống glutathione ở những người khỏe mạnh hiệu quả không cao, với liều 500 mg hai lần một ngày, không làm tăng đáng kể lượng này trong máu.
Những nguy cơ gặp phải khi sử dụng glutathione
Dùng glutathione lâu dài có liên quan đến hấp thu kẽm bị giảm.
Nếu hít phải Glutathione cũng có thể gây ra cơn hen suyễn ở những người bị hen suyễn. Các triệu chứng có thể bao gồm thở khò khè.
Một số các phản ứng khó chịu khác có thể gặp phải như: đau bụng, đầy hơi, phản ứng dị ứng như phát ban.
Thận trọng
Không nên dùng glutathione nếu bạn nhạy cảm với nó.
Chưa có dữ liệu an toàn trong việc sử dụng glutathione khi bạn mang thai hoặc cho con bú. Bởi vậy chỉ sử dụng sản phẩm khi có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Một số chất bổ sung có thể tăng tác dụng của Glutathione
Một số thực phẩm giàu glutathione, giàu khoáng chất giúp cơ thể tăng sản xuất cũng như tăng tác dụng của hợp chất chống oxy hóa này bao gồm: thịt, cá, ức gà, bông cải xanh, tỏi, măng tây, bơ, rau chân vịt… các khoáng chất bổ sung cùng tăng hoạt động của glutathione như: Curcumin, N-acetylcystein, Selenium, vitamin , Vitamin E.
Xem thêm: 9 thực phẩm giúp cơ thể tăng sản xuất Glutathione nội sinh
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024