Shilajit là gì? Lợi ích, tác dụng phụ và liều dùng
Shilajit là gì?
Shilajit là một vị thuốc cổ truyền thuộc nền y học ayurvedic. Chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Ngày nay Shilajit không chỉ được sử dụng tại Ấn Độ mà chiết xuất của nó đã được bán dưới dạng một chất bổ sung hàng ngày hiệu quả và an toàn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cộng đồng.
Shilajit được tìm thấy duy nhất trên dãy núi đá Himalaya. Nó được hình thành qua nhiều thế kỷ từ sự phân hủy chậm của hệ thực vật nằm trong lớp núi đá. Shilajit có màu đen đặc trưng như nhựa đường, tính chất dính như loại keo đặc biệt. Shilajit chứa nhiều khoáng chất tự nhiên từ trong lớp đá hàng trăm năm, acid humic và acid fulvic là 2 thành phần tự nhiên đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người.
Lợi ích sức khỏe của Shilajit
1. Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một rối loạn não tiến triển gây ra các vấn đề về trí nhớ, hành vi và suy nghĩ thường gặp ở người già. Các phương pháp điều trị Alzheimer hiện nay chủ yếu nhằm hạn chế sự tiến triển nặng hơn của bệnh. Đa phần sử dụng chất chống oxy hóa hoặc các chất giúp tăng cường tuần hoàn não. Shilajit là một thành phần mà các nhà nghiên cứu tin rằng chúng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của tình trạng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Shilajit có chứa thành phần chống oxy hóa mạnh được gọi là Acid fulvic. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tích tụ của protein Tau ( là loại protein tồn tại trong hầu hết các mô trong hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, chúng giữ giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì sự ổn định của các vi ống trong sợi trục của các tế bào thần kinh và hệ thần kinh trung ương).
Sự tích tụ bất thường của nhóm Protein Tau có thể gây tổ thương tế bào não, là khởi đầu dẫn đến bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng acid fulvic trong shilajit có thể ngăn chặn sự tích tụ bất thường của protein Tau và giảm viêm, có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng hơn để có thể khẳng định lợi ích này của Shilajit.
2. Cải thiện mức Testosterone thấp
Shilajit làm tăng testosterone ở Nam giới được chứng minh qua một nghiên cứu lâm sàng:
Các tình nguyện viên Nam giới tuổi từ 45-55 bổ dung 250mg shilajit 2 lần một ngày trong 3 tháng liên tục. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng shilajit có mức tăng testosterone đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược.
3. Giảm mệt mỏi
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một tình trạng gây nhiều khó khăn trong công việc và học tập. Bổ sung shilajit có thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng hoạt động, cải thiện tình trạng mệt mỏi kéo dài khi làm việc cũng như học tập hàng ngày.
Tác dụng này được đánh giá trên chuột năm 2012, bổ sung shilajit giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng ty lạp thể, cải thiện mức năng lượng bổ sung vào các hoạt động hàng ngày và giảm tác động của CFS.
4. Làm chậm quá trình lão hóa
Acid fulvic là một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Nó có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do và tổn thương tế bào. Do vậy bổ sung shilajit thường xuyên có thể góp phần làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
5. Say độ cao
Những người có chứng say độ cao có thể gặp các tình trạng như run, mất ngủ, sợ hãi, thiếu oxy… chúng có thể biểu hiện khi bạn leo núi, gặp áp suất khí quyển thấp, nhiệt độ lạnh hoặc tốc độ gió lớn.
Bổ sung shilajit có thể giúp cơ thể vượt qua tình trạng này bởi nó có chứa nhiều khoáng chất từ dãy núi Himalaya. Người ta ước tính có khoảng 84 khoáng chất và thành phần hoạt tính sinh học có trong shilajit. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể vượt qua được các cơn say độ cao.
6. Bổ máu
các chất bổ sung Shilajit có thể làm tăng dần lượng sắt thiếu hụt trong máu ở những người thiếu máu.
Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột. Nhóm chuột được gây tình trạng thiếu máu và sử dụng shilajit. Sau 11 ngày nhóm chuột điều trị có lượng huyết sắc tố, hematocrit và hồng cầu cao hơn so với những con chuột đối chứng.
7. Cải thiện chất lượng tinh trùng
Một nghiên cứu lâm sàng trên 60 người nam giới được chuẩn đoán vô sinh do chất lượng tinh trùng thấp. Họ được uống shilajit ngày 2 lần trong 3 tháng liên tục. Sau nghiên cứu, 60% những người tham gia cho thấy sự gia tăng tổng số tinh trùng sống đếm được; 12% ghi nhận sự gia tăng về khả năng vận động của tinh trùng.
8. Phục hồi tổn thương tim
Nghiên cứu được thực hiện trên những con chuột: chúng được chia làm 2 nhóm sử dụng shilajit và không trước khi gây tổn thương tim bằng cách tiêm isoproterenol. Kết quả ghi nhận nhóm chuột sử dụng shilajit có ít tổn thương hơn so với nhóm đối chứng.
Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng các nhà khoa học đánh giá chúng ở dạng là những lợi ích tiềm năng. Cần có thêm các nghiên cứu đánh giá về lợi ích sức khỏe của shilajit.
Tác dụng phụ Shilajit
Mặc dù được khai thác ngoài tự nhiên nhưng ở dạng thô Shilajit được cho là nguồn bổ sung không an toàn. Chúng có thể chứa kim loại nặng, nhiễm vi sinh hoặc các thành phần có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Nên lựa chọn các dòng nguyên liệu đã qua chế biến chiết xuất hoặc tinh chế (shilajit extract – chiết xuất shilajit) từ các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đạt tiêu chuẩn.
Nếu bạn muốn bổ sung shilajit nên xin tư vấn từ bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bạn. Nếu bạn đang gặp một số tình trạng liên quan đến máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh hemochromatosis (quá nhiều chất sắt trong máu) hoặc bệnh thalassemia thì không nên bổ sung các sản phẩm có chứa shilajit.
Shilajit có nguy cơ gây dị ứng. Hãy ngưng sử dụng nếu bạn gặp khó chịu sau khi uống chúng. Một số tình trạng khó chịu đó là: phát ban, tăng nhịp tim hoặc chóng mặt… Liên hệ với bác sĩ ngay để được hướng dẫn.
Liều dùng
Shilajit được sản xuất tinh chế dưới dạng bột hoặc chất lỏng, chúng được gọi là chiết xuất Shilajit.
Được ứng dụng trong các sản phẩm thực phẩm bổ sung hàng ngày đã chia liều hoặc có thể pha chiết xuất Shilajit với ngũ cốc ăn sáng hoặc uống cùng với sữa.
Liều dùng: 300 đến 500 mg mỗi ngày
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024