Thực phẩm bổ sung kiểm soát đường máu sau ăn (Phần 1)

Thực phẩm bổ sung kiểm soát đường máu sau ăn

Thực phẩm bổ sung Kiểm soát đường máu sau ăn (Phần 1 - Hạt methi)

Đến năm 2050, theo dự đoán của các nhà nghiên cứu thì cứ 5 người lớn sẽ có 1 người mắc Đái tháo đường. Năm 2014, Báo cáo mới nhất từ trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ công bố có hơn 29 triệu người mỹ - chiếm 9.3% dân số Mỹ - mắc bệnh đái tháo đường. Hơn nữa có khoảng 86 triệu người lớn tại Mỹ (Chiếm hơn một phần ba người trưởng thành) đang mắc tiền tiểu đường - tiền tiểu đường là tình trạng có mức đường huyết lúc đói hoặc mức glycosylated hemoglobin (HbA1c) cao nhưng vẫn chưa đủ đến ngưỡng chuẩn đoán tiểu đường.

Xem thêm: Ý nghĩa của chỉ số HbA1c

Đây quả thực là những con số rất đáng báo động. Tiểu đường là bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan: những người tiểu đường có nguy cơ cao bị vôi hóa động mạch do hình thành các mảng xơ vữa; Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người bị tiền tiểu đường dễ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu gần đây do Valmore Bermudez và các cộng sự từ Tây Ban Nha và Venezuela thực hiện khi phân tích dữ liệu từ 1.378 đối tượng bị hội chứng chuyển hóa (Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tiểu đường) ở thành phố Maracaibo đã chỉ ra mối liên quan giữa tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở những người có nồng độ glucose máu cao. Các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng nếu kiểm soát nồng độ đường máu về bình thường ở những đối tượng tiền tiểu đường cũng giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Mức đường máu và Insulin là những thông số đánh giá sức khỏe khác nhau rất tốt ở bệnh nhân tiểu đường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự kháng insulin và mất cần bằng đường máu làm cho các tế bào thần kinh dễ bị tổn thương, gây ra hội chứng Alzheimer. Một nghiên cứu khác cũng đề cập đến dự phòng Alzheimer bằng cách ổn định glucose máu về mức an toàn và tăng cường chức năng của insulin.

Một yếu tố nguy cơ hiện cũng đang được quan tâm đến đó là tăng đường huyết sau ăn. Đây là sự tăng đường huyết đột ngột đáng kể và khó bị hạ thấp do sự kháng insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng đường huyết sau ăn ảnh hưởng đến kiểm soát đường máu, ảnh hưởng đến chỉ số HbA1c. HbA1c là một chỉ số cho phép kiểm soát đường máu trong ba tháng trước. Một nghiên cứu do Xin Kang và các cộng sự thuộc trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc, chỉ ra rằng ở những người có mức đường máu thấp, sự đóng góp của tăng đường huyết sau ăn vào lượng HbA1c lên tới 50%. Hơn nữa, sự tăng đường huyết đột ngột sau ăn là một trong nhiều nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, làm tổn thương các tế bào nội mạch, thậm chí còn tăng đường máu khi đói.

Với nhiều biến chứng do đái tháo đường gây ra do mức đường máu cao thì việc kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh không chỉ có ý nghĩa mà còn là việc vô cùng cần thiết. Chỉ tính năm 2012, chi phí y tế trực tiếp cho bệnh tiểu đường lên đến khoảng 176 tỷ đô la. Trong các chiến lược phòng ngừa tiểu đường, ngoài chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh thì còn cần một biện pháp phòng ngừa an toàn cũng đã được khuyến cáo thay các thuốc thông thường có nguy cơ gây ra nhiều phản ứng phụ. Các loại thảo mộc và thành phần tự nhiên ngày càng được nghiên cứu và sử dụng hiệu quả trong việc kiểm soát đường máu và làm giảm đáng kể mức tăng đường máu đột ngột sau ăn. Nó mang lại cả lợi ích điều trị và phòng ngừa cho bệnh tiểu đường và tiền đái đường.

Hai thành phần tự nhiên như vậy được nhấn mạnh trong các nghiên cứu gần đây bao gồm hạt Methi và Chitosan trọng lượng phân tử thấp (Chitosan TLPTT)

Xem thêm: Chitosan, thực phẩm bổ sung kiểm soát đường máu sau ăn (phần 2)

Hạt Methi (Fenugreek)

Hạt methin giảm đường huyết sau ăn

(Hạt Methi là hạt của cây Methi, còn có tên khác cỏ Cà ri, cỏ Hy lạp)

Hạt Methi là hạt của cây Methi (còn có tên khác cỏ Cà ri, cỏ Hy lạp), đây là một loại thảo được được sử dụng rộng rãi làm gia vị ở Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông. Nó được biết đến từ lâu với tác dụng làm giảm đường máu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạt Methi có nhiều chất xơ, các thành phần có hoạt tính như saponin, diosgenin, và 4-hydroxyisoleucine. Những nghiên cứu trên động vật và người đã chỉ ra rằng: tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết của Hạt Methi qua nhiều cơ chế phối hợp.

Qua phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng do Nithya Neelakantan và các cộng sự của Trường Đại học Quốc gia Singapore đã kết luận hạt Methi có tác dụng kiểm soát đường huyết. Phân tích dữ liệu từ 10 nghiên cứu lâm sàng so sánh tác dụng các chế phẩm từ hạt Methi với giả dược hoặc không trong điều trị đái tháo đường, đánh giá ảnh hưởng của nó đối với nồng độ glucose trong máu, mức đường huyết sau ăn hai giờ, mức HbA1c, hoặc nồng độ insulin huyết thanh lúc đói. kết quả của phân tích cho thấy, mức đường huyết lúc đói trung bình giảm 0,96 mmol / l (~ 18 mg / dl) đ ở các nhóm được điều trị với hạt Methi so với nhóm đối chứng. Các tác giả cũng chỉ ra rằng tác dụng của nó phụ thuộc vào liều sử dụng. Các nghiên cứu với liều trên 5g cho thấy có tác dụng tốt nhất đến lượng đường máu khi đói.

Mức đường máu đo tại thời điểm 2 giờ sau ăn, mức giảm trung bình ở các thử nghiệm là 2.19 mmol/l (~ 40 mg/dl) ở nhóm sử dụng hạt Methi. Hơn nữa, ba trong số mười nghiên cứu đã báo cáo mức giảm HbA1c trung bình 0,85% so với nhóm đối chứng.  Các tác giả kết luận rằng, trong khi cần có các nghiên cứu với quy mô lớn hơn để chứng minh kết quả này, thì việc bổ sung hạt Methi là lựa chọn có ý nghĩa để kiểm soát đường huyết cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Sathyasurya Daniel Robert và các cộng sự thuộc trường Đại học Sains Malaysia ở Kelantan, Malaysia đã tiến hành một nghiên cứu xác định ảnh hưởng của hạt Methi đối với đáp ứng đường huyết sau bữa ăn. Nghiên cứu được thực hiện trên 14 đối tượng béo phì hoặc thừa cân, các đối tượng nhịn đói qua đêm qua trước khi tiến hành nghiên cứu. Những người tham gia chia làm 2 nhóm sử dụng 50g carhohydrate (từ bánh mỳ trắng hoặc cơm chiên) cùng với 5.5g hạt Methi hoặc không. Theo dõi mức tăng đường huyết của các đối tượng trong vòng 2h sau ăn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp hạt Methi với các thực phẩm trong nghiên cứu làm giảm mức đường máu sau bữa ăn và kéo dài cảm giác no sau bữa ăn. Giảm 14,4 mg/dl và 27 mg/dl được ghi nhận ở phút 45 và 60 sau khi ăn bánh mì trắng/cơm chiên kết hợp với hạt Methi so với bánh mì trắng /cơm chiên không có hạt Methi. Nghiên cứu này cho thấy hạt Methi giảm đáng kể mức đường máu sau ăn.

Hạt Methi có chứa nhiều hợp chất giúp giảm đường huyết bao gồm Saponin và chất xơ. Tuy nhiên một nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy tác dụng của diosgenin, một sapogenin steroid có trong hạt Methi đã chứng minh cơ chế hoạt động giảm đường huyết của nó. Nghiên cứu đầu tiên thực hiện trên các con chuột đã bị tiểu đường với một chế độ ăn giàu chất béo trong 30 ngày được điều trị bằng diosgenin. Kết quả cho thấy khi điều trị bằng diosgenin làm giảm đáng kể sự gia tăng trọng lượng cơ thể với nhóm chuột không sử dụng diosgenin. Thêm vào đó diosgenin còn giúp ổn định đường huyết và làm tăng nồng độ insulin trong máu, giảm sự đề kháng lại insulin của cơ thể, đây là tín hiệu rất tốt cho thấy vai trò của nó trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường trên chuột.

Một nghiên cứu thứ hai cũng được tiến hành trên những con chuột gây đái tháo đường để xem xét tác động của diosgenin với các enzym trao đổi chất carbohydrate (là enzyme chuyển hóa ảnh hưởng đển khả năng kiểm soát đường huyết trong máu). Nghiên cứu chứng minh việc sử dụng diosgenin làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và tăng mức insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu tìm ra diosgenin làm tăng hoạt tính của hexokinase, dẫn đến làm tăng glycolysis (giúp phân giải glucose thành pyruvate cuối cùng được sử dụng để sản sinh năng lượng). Diosgenin cũng làm giảm hoạt tính glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-bisphosphatase, làm giảm lượng đường trong máu. Bằng cách kiểm soát các enzyme chuyển hóa quan trọng này, các hợp chất có trong hạt Methi có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường trong máu.

Xem thêm: Tác dụng của hạt Methin với sức khỏe


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn


Tham khảo: https://www.nutritionaloutlook.com/