Thực phẩm giàu Silica

Silicon và oxy là hai nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất của chúng ta. Gần 30% vỏ hành tinh của chúng ta được làm từ Silicon, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Tuy nhiên, silicon hiếm khi được tìm thấy một mình, chúng thường kết hợp với oxy và các nguyên tố khác tạo nên các hợp chất silicat. Silicat là thành phần cấu tại của cát, đá, đất sét… những vật liệu phổ biến trên lớp vỏ trái đất, chúng chiếm khoảng 90% khối lượng lớp vỏ. Silica là hợp chất giữa silicon với oxy, chúng còn có tên là silicon dioxide, là thành phần chính của cát.

Silica cũng là thành phần được bổ sung như một nguyên tố khoáng vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người. Silica bổ sung dưới các sạng viên uống thường sản xuất từ các thảo dược giàu Silica như Tre, chiết xuất từ tre, cỏ đuôi ngựa. Bạn cũng có thể bổ sung silca thông qua một số thực phẩm giàu Silica.

Thực phẩm giàu Silica

Dưới đây là bảy loại thực phẩm chứa nhiều silica:

1. Đậu xanh

Đậu xanh là một trong những loại rau giàu silica nhất. Một cốc có khoảng 7 miligam silica, tương đương với khoảng 25% đến 35% lượng silica nhu cầu trung bình của người Mỹ.

2. Chuối

Đối với trái cây, chuối là một trong những nguồn cung cấp silica lớn nhất. Một quả chuối bóc vỏ cỡ trung bình có 4,77 miligam silicon dioxide.

3. Rau ăn lá có màu xanh

Nhiều loại rau lá màu xanh là nguồn cung cấp silica tương đối lớn cho nhu cầu mỗi ngày. Một khẩu phần rau bina 2 muỗng canh chứa 4,1 miligam silica.

4. Gạo lứt

Mặc dù mọi loại gạo đều chứa silica, nhưng gạo lứt có hàm lượng cao nhất. Ba muỗng canh chất đống chứa 4,51 miligam silica.

5. Ngũ cốc

Trong số 18 loại thực phẩm có hàm lượng silica cao nhất, 11 loại là sản phẩm từ ngũ cốc. Yến mạch là ngũ cốc đứng đầu danh sách này với hàm lượng silica lớn nhất. Hai thìa yến mạch nguyên cám có 3,27 mg silica.

6. Đậu lăng

Đậu lăng là loại đậu giàu protein, là nguồn cung cấp silica tốt. Đậu lăng đỏ có nhiều silicon dioxide hơn so với các loại đậu lăng khác. Một muỗng canh chứa 1,77 miligam silica.

7. Bia

Bia có nhiều silica hơn bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào. Silica thu được trong quá trình sản xuất bia thông qua kỹ thuật nghiền nóng và có nhiều nhất trong các loại bia với độ nhẹ.

Tại sao cơ thể cần Silica

Chức năng rõ ràng của silica trong cơ thể con người chưa được hiểu một cách rõ ràng. Trong cơ thể có chứa khoảng 1.4g Silic chủ yếu được cung cấp từ thực phẩm giàu silica hoặc thông qua các viên uống bổ sung.

Vai trò silic trong cơ thể:

  • Có trong cấu tạo xương, dây chằng, gân, mạch máu, da và nội tạng.
  • Tác dụng kháng độc tố: ngăn chặn không cho Al xâm nhập vào xương và não.

Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Silica

Nhu cầu bổ sung Silic mỗi ngày khoảng 21-56mg. Với lượng silica trong thực phẩm chúng có thể cung cấp lượng silic trung bình khoảng 5-10mg mỗi ngày.

Thiếu hụt silic có thể dẫn đến bệnh sơ cứng động mạch, các tổ chức liên kết bị tổn thương, xương yếu, bệnh tim, bệnh Alzheimer, vấn đề tiêu hóa, rụng tóc, da xấu…

Lưu ý

Silica trong thực vật, động vật thông qua chế độ ăn và các viên uống có chứa silica từ thảo dược không độ, hiếm có phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ độc nào cho cơ thể kể cả khi bổ sung với lượng dư thừa.

Tuy nhiên Silica từ các ngành công nghiệp thì không mang lại lợi ích sức khỏe. Bụi silica từ quá trình sản xuất đá thạch anh có thể gây độc với phổ khi hít vào. Hít chúng trong nhiều năm có thể gây bệnh ngộ độc phổi do bụi silica (bệnh silicose) hoặc ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Tham khảo: Webmd

Sách “Thực phẩm chức năng” – Trần Đáng biên soạn


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn