Vỏ cây Hắc mai (Buckthorn Bark): Tác dụng và liều lượng
Buckthorn Bark là gì?
Buckthorn Bark là vỏ cây Hắc mai có tên khoa học là Frangula alnus, là một loại cây gỗ thân nhỏ thuộc họ Hắc mai (Rhamnaceae), có nguồn gốc từ Tây Á, Châu Âu và Bắc Phi. Nó đã được đưa vào Bắc Mỹ và các khu vực lân cận khác để làm cây cảnh. Frangula alnus còn được biết đến với cái tên như Alder buckthorn, Glossy buckthorn, or Breaking buckthorn.
Phân biệt Hắc mai (Buckthorn bark) với Hắc mai biển (Buckthorn sea)
Vỏ cây Hắc mai và cây hắc mai biển là hai loại cây khác nhau, mặc dù tên của chúng đôi có thể gây nhầm lẫn với nhau. Đây là 2 loại cây có những đặc tính khác nhau bao gồm cả những lợi ích về sức khỏe mà chúng mang lại.
Hắc mai biển (Buckthorn sea) đặc trưng bởi quả mọng màu vàng cam, giàu vitamin, khoáng chất. Bộ phận sử dụng của loài cây này chủ yếu là quả và dầu của chúng. Trong khi Hắc mai (Frangula alnus) thường sử dụng vỏ thân là chủ yếu, có quả màu đen thẫm khi chín, chúng thường được sử dụng với tác dụng trên đường tiêu hóa là chủ yếu.
Xem thêm: 12 lợi ích sức khỏe của Hắc mai biển
Thành phần chính trong Vỏ thân Hắc mai (Buckthorn bark)
Cây Hắc mai có chứa một thành phần gọi là anthraquinone, phần lớn chúng tồn tại dưới dạng glycoside (glucofrangulins). Chất này có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, và ngăn ngừa khối u.
Tuy nhiên, trong vỏ tươi của Cây Hắc mai có chứa độc tố, có tác dụng co bóp mạnh, sử dụng dạng tươi có thể gây nguy hiểm như nôn, kích ứng mạnh đường tiêu hóa. Chỉ nên sử dụng vỏ thân cây phơi hoặc sấy khô hoặc sử dụng các sản phẩm ở dạng chiết xuất, bởi chúng đã bị loại bỏ được các độc tố.
Tác dụng của Vỏ thân Hắc mai (Buckthorn bark)
Vỏ thân cây Hắc mai có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Một số trường hợp béo phì, sử dụng chiết xuất vỏ thân Hắc mai có hiệu quả giảm cân. Đặc biệt vỏ thân cây có chứa anthraquinon từ 3 - 7%, có tác dụng nhuận tràng tốt, do vậy chúng được coi là biện pháp hiệu quả trong điều trị chứng táo bón chức năng.
Điều trị táo bón
Vỏ thân Hắc mai (Buckthorn Bark) đã được sử dụng trong y học từ những năm 1600, khi nó được liệt kê trong tài liệu chữa bệnh chính thống đó là Dược điển Anh.
Vỏ thân Hắc mai trong suốt các hướng dẫn sử dụng của nó dường như chủ chỉ định cho 1 tác dụng chính là táo bón và các bệnh khác có liên quan đến nó như bệnh trĩ, kích ứng hậu môn.
Anthraquinone trong thân cây có tác dụng tăng co bóp lên thành ruột, giúp phân nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Hợp chất tannin trong vỏ cây Hắc mai được cho là có đặc tính làm se da có lợi với vai trò se búi trĩ và làm dịu kẽ nứt hậu môn.
Xem thêm: 3 lợi ích sức khỏe của Hắc mai (Buckthorn bark)
Tác tác dụng khác của Hắc mai
Trên gan: Vỏ thân Hắc mai (Buckthorn Bark) cũng có tác dụng kích thích sản xuất dịch mật, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng gan. Có lợi trong điều trị các bệnh về gan như xơ gan, vàng da, viêm gan và sỏi mật.
Giảm cân: Vỏ thân Hắc mai (Buckthorn Bark) được khuyến cáo hỗ trợ giảm cân ở những người béo phì thừa cân.
Ngoài ra, chiết xuất từ Vỏ cây Hắc mai cũng có thể có lợi ích với đau đầu, dị ứng, tiểu đường, cân bằng cholesterol, viêm lợi, bệnh mắt, chức năng miễn dịch, các vấn đề về thận, huyết áp cao
Dùng đường bôi ngoài, chiết xuất Vỏ cây Hắc mai giúp điều trị các bệnh ngoài da chẳng hạn như bệnh chàm dị ứng, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và nhiễm trùng da.
Tác dụng phụ
Vỏ thân Cây Hắc mai không bao giờ được sử dụng tươi, bởi ở dạng tươi có chứa độc tố gây co thắt ruột dữ dội và kèm theo nôn mửa. Chính vì vậy loại thảo được này chỉ được sử dụng ở dạng khô hoặc dạng chiết xuất. Chúng thường được thu hai vào mùa hè, được phơi khô hoặc ủ qua 1 năm để các độc tố bị phân hủy toàn bộ.
Một số người có vấn đề về đường tiêu hóa như loét, chảy máu đường tiêu hóa, viêm đại tràng, đau bụng chưa rõ nguyên nhân, tiêu chảy, hẹp hoặc tắc ruột không nên sử dụng vỏ thân Hắc mai bởi tác dụng nhuận tràng mạnh mẽ của nó.
Không nên sử dụng lâu dài
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng vỏ thân cây hắc mai nếu không có chỉ định của Bác sĩ.
Cách dùng
Vỏ thân cây Hắc mai có vị đắng, nếu bạn có thể thích vị đắng có thể sử dụng chúng như một loại trà uống (liều lượng khoảng 1.8g mỗi ngày pha nước) hoặc có thể sử dụng các sản phẩm bổ dung đã được bào chế và đóng gói thành liều uống bao gồm: viên nang, viên nén, gói bột…
Tham khảo:
https://www.healthbenefitstimes.com/
http://www.naturalmedicinalherbs.net/herbs/natural/
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024