6 Tác dụng hữu ích của Bạch dương với sức khỏe

Cây bạch dương là cây lấy gỗ, thường mọc ở bìa rừng, các khu rừng rậm, sườn đồi, ngọn núi hoặc các bãi cát lầy. Bạch dương là loài cây bản địa ở Châu Âu, hiện nay chúng phân bố rộng khắp: vùng Siberia, tiểu á, bắc Thổ nhĩ kỳ, Bắc Mỹ, Canada, Úc…

Một số tên thông dụng của Bạch dương hiện nay là Silver Birch, White Birch, bạch dương trắng châu âu. Một số phần của Bạch dương được sử dụng làm thuốc như: Vỏ thân cây bạch dương (Birch extract), Nước Bạch Dương, Lá Bạch dương (Birch leaf extract)…

Tác dụng của Bạch dương với sức khỏe

Những tác dụng của Bạch dương với sức khỏe

1. Tăng cường miễn dịch

Sử dụng trà hàng hàng với lá bạch dương có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Lá bạch dương có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ chống lại nhiễm trùng. lá bạch dương cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên như các flavonoid, vitamin C giúp cải thiện sức khỏe chung, trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.

2. Tốt cho tiêu hóa

Lá bạch dương và vỏ thân cây bạch dương có tác dụng kích thích tiêu hóa. Sử dụng chúng dưới dạng trà hoặc thuốc sắc uống giúp giảm các triệu chứng khó chịu gặp phải của đường tiêu hóa như: đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Lá bạch dương có tác dụng nhuận tràng nhẹ, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng để giúp giảm táo bón. Nó cũng đã được sử dụng trong suốt nhiều thế kỷ như một loại thuốc bổ đường tiêu hóa nói chung.

3. Tác dụng Chống viêm

Lá và vỏ bạch dương có hoạt tính chống viêm, làm se được sử dụng để điều trị các chứng viêm khác nhau. Đặc biệt, vỏ thân cây Bạch dương có chứa nhiều Acid Betulinic có hoạt tính chống viêm mạnh.

Trà Bạch dương được biết đến với hiệu quả giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh khớp thông thường như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

4. Hỗ trợ điều trị mất ngủ

Giống như nhiều loại trà thảo mộc khác, trà lá bạch dương có tác dụng giúp ngủ ngon. Các tác động gây ngủ của trà lá bạch dương là khá nhẹ nhàng. Nếu mất ngủ ở trạng nặng, lá bạch dương có thể không hiệu quả, tuy nhiên nếu mất ngủ do khó chịu hoặc ở thể nhẹ, 2 tách trà lá bạch dương mỗi ngày có thể có hiệu quả bất ngờ.

5. Tốt cho da và tóc

Lá và vỏ thân cây bạch dương có đặc tính làm se. Sử dụng chúng dưới dạng nước tắm hoặc cao đặc bôi lên da có hiệu quả điều trị một số bệnh ngoài da như chàm, viêm da, ngứa do côn trùng đốt…

Ngâm lá bạch dương trong nước nóng hoặc đun lên để làm nước đội đầu giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm da đầu, nấm, đồng thời giúp chân tóc chắc khỏe giảm rụng tóc rõ rệt.

6. Giảm viêm đường tiết niệu

Lá bạch dương có tác dụng lợi tiểu. Chính vì vậy trà lá bạch dương hoặc các chiết xuất của nó có lợi trong điều trị viêm đường tiết niệu, giảm phù nền và làm sạch thận.

Lợi niệu giúp tăng đào thải các chất độc qua thận, tăng thải độc tố của cơ thể giúp bảo vệ chức năng gan thận.

Một số ứng dụng Bạch dương theo dân gian truyền thống

Một số ứng dụng của Bạch dương với sức khỏe

Lá và vỏ thân cây Bạch dương được sử dụng theo y học truyền thống Ayurvedic

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Trà lá Bạch dương khá hữu ích đối với nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó có thể được chuẩn bị bằng cách đun sôi một số lá trong một cốc nước trong 5-10 phút. Uống không nên thêm đường.

Giảm đau: Tinh dầu Bạch dương có thể được sử dụng bên ngoài để giảm đau đầu, đau bụng kinh, đau xương khớp.

Làm sạch vết thương, vết loét: Đun sôi vỏ cây trong một ít nước và dùng chất lỏng này để rửa vết thương.

Chữa rụng tóc, ngăn ngừa hói đầu: Đun lá bạch dương hoặc sử dụng cao chiết xuất từ lá bạch dương để gội đầu giúp giảm rụng tóc.

Lợi niệu, nhuận tràng: Sử dụng nước sắc la bạch dương uống hàng ngày.

Nguồn: Internet


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn