Các nguyên liệu tự nhiên cho rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình biểu hiện bằng những triệu chứng phức tạp, có thể gây mất thăng bằng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng là những biểu hiện thường xuyên và nổi bật với bệnh lý tiền đình.
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Có 2 dạng chính của hội chứng tiền đình: Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Trong đó tỷ lệ tiền đình ngoại biên chiếm phần đa, chiếm tỷ lệ khoảng từ 90 - 95%.
Các nguyên nhân thường gặp của rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV- Benign paroxysmal positional vertigo)
Đa số ở dạng tự phát, tuy nhiên:
- Viêm dây thần kinh tiền đình, chấn thương vùng đầu hoặc mất thính giác có thể liên quan.
- Một số các yếu tố nguy cơ cao bao gồm: tuổi cao, những người từng phẫu thuật tai, nha khoa, thiếu vitamin D, tiền mãn kinh, rối loạn mạch máu.
- Sự lạc chỗ của Sỏi tai/ thạch nhĩ (otoconia) khi nó rơi khỏi vị trí của nó vào tiểu nang hoặc xoang nang hoặc đài tai rồi ở lại luôn đó.
Biểu hiện chính là chóng mặt, buồn nôn và đau nhẹ đầu. Một số thuốc ức chế tiền đình có thể có lợi trong trường hợp này.
Viêm dây thần kinh tiền đình
Đa số các nguyên nhân không thực sự rõ ràng có thể: liên quan mạch máu, virus, miễn dịch hoặc tình trạng viêm.
Biển hiện chủ yếu hay gặp bao gồm: rung giật nhãn cầu, thay đổi tư thế hoặc bất thường về dáng đi, thăng bằng kém. Thuốc ức chế tiền đình, steroid, phục hồi chức năng tiền đình thường được áp dụng trong điều trị.
Bệnh Ménière
Thường liên quan đến di truyền, bệnh lý tự miễn hoặc có liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng.
Biểu hiện chủ yếu: mất thính lực, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, cảm giác căng tai. Thay đổi chế độ ăn, lối sống và các thuốc điều trị triệu chứng chống nôn hoặc phẫu thuật có thể được chỉ định.
Bệnh lý tiền đình hai bên
Nguyên nhân thường được biết đến là do thuốc gây độc cho tai, mất thính giác 2 bên, viêm màng não và đột biến gen.
Biểu hiện chủ yếu là mất cân bằng tư thế và dáng đi không vững (tình trạng này sẽ trở nên tệ hơn trong bóng tối). Điều trị chủ yếu là phục hồi chức năng tiền đình.
Một số nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ rối loạn tiền đình
Mặc dù sự hiện diện của các loại thuốc, phương pháp điều trị hoặc phẫu thuật thông thường vẫn đang được áp dụng, một cơ hội điều trị thú vị khác được cung cấp bởi các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên không kê đơn “nutraceuticals” cũng đang đem lại những lợi ích nhất định. Nutraceuticals là một loại thực phẩm hoặc một phần của thực phẩm, chẳng hạn như thực phẩm bổ sung, có lợi ích về mặt y tế hoặc sức khỏe, bao gồm cả việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.
Phương thức tìm kiếm
Các nghiên liệu được trình bày ở báo cáo này chủ yếu được tìm kiếm thông qua các tài liệu trên PubMed và Google Scholar bằng phương pháp thủ công hoặc các bài báo tham khảo với các cụm từ khóa: thực phẩm bổ sung, dinh dưỡng, chóng mặt, hoa mắt, tiền đình.
Một số các nguyên liệu chính
1. Ginkgo Biloba (Cao bạch quả)
Chiết xuất từ cao bạch quả (Ginkgo biloba extract) được chứng có hiệu quả điều trị chứng chóng mặt trong một thử nghiệm đánh giá hiệu quả của nó với hệ thống tiền đình.
116 bệnh nhân chóng mặt tham gia 1 thử nghiệm điều trị trong 12 tuần với Chiết xuất Bạch quả (240mg mỗi ngày) hoặc Betahistine (32mg mỗi ngày). Kết quả cho thấy những người này đều cải thiện tình trạng chóng mặt nhưng nhóm sử dụng cao bạch quả gặp ít các phản ứng bất lợi hơn (70% nhóm sử dụng cao bạch quả và 79% nhóm sử dụng Betahistine).
Tuy nhiên sử dụng Cao bạch quả không được sử dụng trong trường hợp đang mang thai, cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi. Thêm nữa Cao bạch quả làm tăng tác dụng của các chất chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu cao hơn.
Xem thêm: Công dụng của Cao bạch quả
2. Gừng
Gừng với các thành phần có hoạt tính như gingerols, shogaols, zingiberene… có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Mặc dù chưa có những báo cáo cụ thể hiệu quả sử dụng Gừng trên những người bị rối loạn tiền đình nhưng Gừng có những tác dụng đã được ghi nhận liên quan đến giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và các triệu chứng khác của hội chứng say tàu xe.
Tuy nhiên gừng cũng gây nên một số các tác dụng không mong muốn trên hệ thống tiêu hóa bao gồm: chứng trào ngược, ợ hơi, tiêu chảy hoặc khó chịu ở bụng.
Xem thêm: Nguyên liệu Tinh dầu Gừng
3. Citicoline
Citicoline là một chất trung gian trong chuỗi tổng hợp phospholipid, với nhiều lợi ích với cơ thể và dường như nó có tác động tới triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Citicolin được chứng minh có hiệu quả phụ thuộc vào liều (sử dụng đường uống 2g mỗi ngày) trong điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên những người tham gia nghiên cứu có sử dụng cùng với Betahistine, do vậy tác dụng này là sự kết hợp của Citincolin với Betahistine.
Một nghiên cứu khác có sự kết hợp Citicolin với các thành phần khác như gừng, vitamin B6, tía tô đất ... trên những người được chuẩn đoán rối loạn tiền đình cho kết quả tích cực khi điều trị.
Citicolin được cho là an toàn trong các nghiên cứu đã thực hiện, tuy nhiên nó chưa được đánh giá trên các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ.
4. Magiê
Magiê là một nguyên tố khoáng, nó có mặt trong nhiều các phân tử enzyme trong cơ thể. Sự thiếu hụt Magie có liên quan đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả chứng chóng mặt, nhức đầu.
Magie được sử dụng để điều trị các chứng khó chịu khi say tàu xe ở trẻ nhỏ, chứng đau nửa đầu ở những bị rối loạn tiền đình, người bị mất thính lực không rõ nguyên nhân bổ sung Magie làm giảm chóng mặt và tổn thương cơ quan tiền đình.
5. Lemon Balm (Tía tô đất)
Có rất ít dữ liệu liên quan đến việc sử dụng Tía tô đất trong điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt. Đa số các dữ liệu thu thập được từ dòng nguyên liệu này là trong các sản phẩm kết hợp với các thành phần khác như Gừng, Vitamin B6, citiciline… trong điều trị chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tác dụng này có thể có liên quan đến tác động của Tía tô đất (Lemon balm) lên GABA, giúp giảm tình trạng lo âu, tương tự như tác dụng của các thuốc điều trị chứng chóng mặt benzodiazepin.
Tác dụng không mong muốn của Tía tô đất khá hiếm gặp, tuy nhiên nên thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ.
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Tía tô đất (Lemon balm)
6. Xô thơm
Cây xô thơm (Sage) là một thực vật có nhiều lợi ích với sức khỏe bởi các thành phần có hoạt tính của nó. Xô thơm thường có rất ít tác dụng phụ khi sử dụng. Một số thành phần chính có trong xây Xô thơm là axit phenolic, tanshinone, salvianolic B, terpenoit, salvinorin A. Tuy nhiên những lợi ích của cây này lên hệ thống tiền đình chưa thực sự rõ ràng.
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Xô thơm
7. Axit béo omega-3
Axit béo không bão hòa đa omega-3 bao gồm nhiều acid béo có nối đôi ở vị trí carbon số 3 như: axit stearidonic, axit docosapentaenoic, axit docosahexaenoic, axit eicosapentaenoic và axit α-linolenic.
Omega-3 có nhiều lợi ích với sức khỏe bao gồm trên các bệnh mãn tính liên quan đến các gốc tự do gây hại như Alzheimer, ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường… Omega-3 được chứng minh hiệu quả trong rối loạn tiền đình nguyên nhân do bệnh Ménière.
Xem thêm: Dầu nhuyễn thể (Krill oil) rất giàu Omega-3
Tham khảo: “Nutraceuticals for Peripheral Vestibular Pathology: Properties, Usefulness, Future Perspectives and Medico-Legal Aspects”
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- 7 lợi ích sức khỏe của Selenium dựa trên nghiên cứu khoa học
- 10 lợi ích sức khỏe ấn tượng của nghệ tây (Saffron)
- 7 lợi ích sức khỏe của chất bổ sung Resveratrol
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
- Astaxanthin – Một số đặc điểm dược lý
- (VNE) Việt Nam và bài toán nhập khẩu 80% dược liệu
- 5 tác dụng trên lâm sàng từ nhân sâm ấn độ (Ashwagandha extract )
- Hồ sơ công bố sản phẩm 9200 NUTRICOLL marine Collagen powder 6kD
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024