Kết quả nghiên cứu khoa học về AmealPeptide

Cơ chế hoạt động của AmealPeptide

AmealPeptide hoạt động giảm huyết áp thông qua tác dụng tăng cường sức khỏe của mạch máu, giãn mạch.

  • AmealPeptide ức chế men chuyển ACE, hạn chế sự chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II, do vậy ức chế quá trình co mạch và ngăn ngừa tăng huyết áp.
  • Kích thích sản xuất các chất làm giãn mạch bradykinin ở lớp tế bào nội mô mạch máu.
  • Tăng cường sản xuất NO, một chất có tác dụng giãn mạch, tăng tính linh hoạt của mạch máu.

Tóm tắt kết quả các nghiên cứu khoa học về AmealPeptide

A. Tác dụng lên Huyết áp

Bổ sung AmealPeptide (Lactotripeptides) được xác định có tác dụng làm giảm huyết áp trên những người bị cao huyết áp.

Một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng với giả dược trên 144 người bị huyết áp cao được bổ sung một loại nước uống có chứa Lactotripeptides hoặc không có chứa Lactotripeptides (giả dược) trong khoảng thời gian 12 tuần. Chỉ số Huyết áp được theo dõi trước và sau khi kết thúc nghiên cứu 2 tuần. Kết quả cho thấy so với nhóm giả dược, nhóm bổ sung Lactotripeptides đã giảm cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

kết quả nghiên cứu

B. Tác dụng lên mạch máu

1. Cải thiện tính linh hoạt của mạch máu

Amealpeptide (Lactotripeptides) giúp cải thiện tính linh hoạt của mạch máu

70 người bị huyết áp cao được yêu cầu tiêu thụ thực phẩm có chứa Lactotripeptides hoặc thực phẩm không chứa Lactotripeptides (giả dược) trong khoảng thời gian 8 tuần. Nhóm bổ sung Lactotripeptides có chỉ số PWV (vận tốc lan truyền sóng mạch) thấp hơn, điều này cho thấy tính linh hoạt mạch máu cao hơn so với nhóm giả dược. Hạ huyết áp cũng được ghi nhận ở trên nhóm đối tượng bổ sung Lactotripeptides

Vận tốc lan truyền sóng mạch (Pulse Wave Velocity - PWV) là một chỉ số đánh giá gián tiếp độ cứng của động mạch trên một đoạn động mạch nhất định. Sóng mạch có kết quả khác nhau ở các đoạn động mạch khác nhau và tỷ lệ thuận với độ cứng mạch máu (tức mạch máu có độ cứng cao sẽ có chỉ số PWV lớn hơn).

Kết quả nghiên cứu

2. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nghiên cứu thực hiện trên động vật đem đến hy vọng đó là: Lactotripeptides có thể ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.

Những con chuột bị tăng cholesterol máu được cho ăn thức ăn có chứa Lactotripeptides trong thời gian 31 tuần, trong khi một nhóm chuột khác cho ăn sữa không lên men (không chứa Lactotripeptides). Kết quả nhóm chuột không cho ăn Lactotripeptides phần thành động mạch dày lên bởi các mảng bám ơ vữa hơn hẳn so với nhóm được ăn Lactotripeptides. Do đó, người ta hy vọng rằng Lactotripeptides có thể ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.

3. Tăng cường chức năng của các tế bào nội mô mạch máu

Tế bào nội mô chính là lớp tế bào ở mặt lót của mạch máu. Chức năng chính của tế bào nội mô bao gồm: tạo thành một màng ngăn chống đông máu, màng thấm chọn lọc, đáp ứng miễn dịch cũng như đáp ứng các phản ứng viêm… tổn thương tế bào nội mô có liên quan đến nhiều bệnh lý như xơ cứng mạch máu, huyết khối, nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác.

Lactotripeptides (AmealPeptide) được chứng minh có khả năng cải thiện chức năng của tế bào nộ mô mạch máu.

24 người bị huyết áp cao được yêu cầu tiêu thụ thực phẩm có chứa Lactotripeptides hoặc thực phẩm không chứa Lactotripeptides (giả dược) trong khoảng thời gian một tuần. So với nhóm dùng giả dược, mạch máu giãn ra và lưu lượng máu tăng lên ở nhóm ăn Lactotripeptides.

C. Cải thiện các bệnh liên quan đến lối sống

Bệnh lối sống là các bệnh lý có liên quan đến lối sống, do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học gây nên. Thông thường có thể phòng ngừa được các loại bệnh này thông qua thay đổi thói quen, điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập thể thao…

Một số bệnh lý lối sống như: béo phì, tiểu đường tuyp II, huyết áp cao, mỡ máu…

1. Lactotripeptides với luyện tập thể dục

43 phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh từ 50 tuổi trở lên được chia thành bốn nhóm: (1) tiêu thụ giả dược; (2) tiêu thụ Lactotripeptides; (3) tập thể dục và tiêu thụ giả dược; (4) tập thể dục và tiêu thụ Lactotripeptides, trong khoảng thời gian 8 tuần. Trước và sau nghiên cứu, họ được khám để kiểm tra sự giãn nở của các mạch máu trong cánh tay và đánh giá tính linh hoạt của mạch máu. Kết quả chỉ ra rằng ăn Lactotripeptides hoặc tập thể dục sẽ làm cho các mạch máu linh hoạt hơn. Kết hợp Lactotripeptides và tập thể dục có tác dụng hiệp đồng giúp mạch máu giãn nở tốt hơn.

2. Lactotripeptides với chế độ ăn uống

14 phụ nữ có tuổi mạch máu cao được chia thành hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu tiêu thụ đồ uống có chứa Lactotripeptides trong khoảng thời gian 8 tuần. Nhóm còn lại được hướng dẫn chế độ ăn uống trong thời gian 8 tuần. Kết quả chỉ ra rằng tuổi mạch của các đối tượng giảm sau 4 tuần ở nhóm nhận được hướng dẫn về chế độ ăn uống. Trong nhóm Lactotripeptides, tuổi mạch của đối tượng giảm sau cả 4 và 8 tuần.

Tuổi mạch máu (Vascular age) là yếu tố đo tính linh hoạt của mạch máu. Tuổi mạch máu cao đồng nghĩa với việc giảm tính đàn hồi và tăng độ cứng của mạch. Tuổi mạch máu được tính theo thang điểm Framingham, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giới tính, tuổi, huyết áp tâm thu và các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, mỡ máu….

D. Một số các nghiên cứu gần đây

Có nhiều yếu tố khác nhau khiến các chức năng mạch máu bị suy giảm, bao gồm lão hóa và các bệnh liên quan đến lối sống. Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghiên cứu về tác động của Lactotripeptides đối với chứng rối loạn mạch máu do một loạt các yếu tố khác nhau gây ra.

1. Rối loạn chức năng mạch máu do bệnh tiểu đường

Đường máu cao kéo dài dẫn đến suy giảm chức năng của các tế bào nội mô mạch máu, các mạch máu sẽ cứng lại và tăng tiến triển nguy cơ xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu trên những con chuột mắc tiểu đường được cho uống Lactotripeptides hòa tan trong nước trong khoảng thời gian 7 tuần. So với nhóm đối chứng không bổ sung Lactotripeptides thì nhóm chuột điều trị ghi nhận đã ngăn chặn thành công sự suy giảm nồng độ NO trong máu và ức chế tăng chỉ số PWV (Vận tốc lan truyền sóng mạch).

Như vậy nghiên cứu đã chứng minh rằng Lactotripeptides có khả năng cải thiện sự suy giảm chức năng nội mô mạch máu và tính linh hoạt của mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra.

2. Rối loạn chức năng mạch máu thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, chức năng buồng trứng của họ bị suy giảm dẫn đến giảm đột ngột nội tiết tố nữ estrogen. Vì estrogen có mối liên hệ chặt chẽ với việc duy trì sức khỏe mạch máu, do vậy nguy cơ phát triển chứng xơ cứng động mạch thường có xu hướng tăng mạnh ở giai đoạn mãn kinh.

Nghiên cứu trên những con chuột có triệu chứng mãn kinh bổ sung Lactotripeptides trong 24 tuần. Nhóm điều trị ghi nhận đã ức chế sự giảm giãn nở mạch máu và sự tăng chỉ số PWV (vận tốc lan truyền sóng mạch) so với nhóm đối chứng không được bổ sung Lactotripeptides.

Người ta đã chứng minh rằng Lactotripeptides có khả năng cải thiện các rối loạn nội mô mạch máu do mãn kinh.

Tham khảo: amealpeptide.com


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn