Nguồn Enzyme tiêu hóa: Động vật, thực vật, vi sinh vật

Enzyme tiêu hóa đóng vai trò như chất xúc tác sinh học. Chúng đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa và ảnh hưởng đến mọi chức năng tiêu hóa của cơ thể. Trong cơ thể người có 2 nguồn enzyme tiêu hóa là nguồn nội sinh (cơ thể tự tiết ra trong các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột…) và nguồn bổ sung từ bên ngoài.

Nguồn gốc Enzyme tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa bổ sung từ bên ngoài không thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, chỉ có thể sản xuất bằng các phương pháp chiết xuất từ các nguồn mô và cơ quan của động vật, vi sinh vật hoặc thực vật.

Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ động vật

Nguồn enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ động vật trên thị trường hiện nay chủ yếu được chiết xuất từ tuyến tụy của động vật (chủ yếu 3 nguồn lợn, bò, cừu).

Hoạt động enzyme tiêu hóa

Ưu điểm của enzyme tiêu hóa từ động vật là tính đa dạng, phương pháp sản xuất đơn giản và cho hiệu quả cao hơn, giá thành rẻ hơn so với một số enzyme tiêu hóa từ các nguồn khác như thực vật hoặc vi sinh vật.

Tuy nhiên đứng về mặt tiêu hóa, nguồn enzyme tiêu hóa từ động vật cũng có một số nhược điểm. Các enzym tiêu hóa có nguồn gốc từ động vật cũng chỉ hoạt động trong một phạm vi mức độ pH, nhiệt độ giới hạn. Các phạm vi này liên quan đến thân nhiệt của mỗi loài động vật, ở con người các enzyme tiêu hóa nội sinh hoạt động ở nhiệt độ 37 độ C và pH nơi mà chúng được sản xuất ra (ví dụ enzyme pepsine ở dạ dày hoạt động tốt ở pH thấp trong khi các enzyme tiêu hóa ở dịch ruột thì hoạt động tốt ở pH cao). Do vậy enzyme tiêu hóa từ động vật dễ bị mất hoạt tính trong thời gian bảo quản và không tương thích với môi trường hệ tiêu hóa con người dẫn đến chúng hoạt động kém hiệu quả khi bổ sung.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn enzyme tiêu hóa từ động vật, thường chúng được bao 1 lớp polyme bảo vệ hoặc sử dụng công nghệ bao vi nang tạo hạt để bảo vệ nguyên liệu trước pH của dạ dày.

Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ Thực vật

Các nguồn enzyme tiêu hóa được sản xuất từ thực vật cũng có chức năng tương tự như các enzym tiêu hóa nội sinh. Đây là những enzym mà chúng ta có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ thực vật

Thực phẩm thô chứa tỷ lệ và số lượng các loại enzyme cần thiết để tự tiêu hóa chúng. Đó là cơ chế tự nhiên của thực vật, táo đào, ngũ cốc nguyên cám có chứa nhiều tinh bột sẽ chứa nhiều enzyme Amylase có thể phân hủy lượng tinh bột này, quả bơ giàu chất béo có chứa enzyme lipase, mật ong có chứa enzyme protease…

Để sản xuất enzyme tiêu hóa từ thực vật trên quy mô công nghiệp mất nhiều chi phí và hiệu xuất không cao như đối với nguồn từ động vật. Do vậy giá thành nhóm enzyme tiêu hóa từ thực vật cao hơn khá nhiều so với nguồn từ động vật.

Ưu điểm của dòng nguyên liệu enzyme tiêu hóa từ thực vật là tính an toàn và tương thích với hệ tiêu hóa con người. Dường như nhóm enzyme tiêu hóa này có thể hoạt động trong phạm vi pH khá rộng từ 3.0 đến 9.0. Do vậy các enzyme có nguồn gốc thực vật rất thích hợp để bổ sung tăng cường chức năng tiêu hóa.

Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ Vi sinh vật

Vi sinh vật có tác dụng phân hủy thực phẩm bên ngoài cơ thể sống. Mọi các chất hữu cơ bên ngoài cơ thể sống đều bị nhóm vi sinh vật này phân hủy và sử dụng.

Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ Vi sinh vật

Vi sinh vật là nguồn nguyên liệu sản xuất enzyme tiêu hóa tiềm năng với với chi phí phù hợp trong quy mô sản xuất công nghiệp và tính an toàn của nó. Nếu như ở Động vật nguồn enzyme phụ thuộc vào bản chất ăn uống của loài động vật đó (ví dụ các động vật ăn thịt giàu Protease, động vật ăn cỏ giàu Cenllulose, động vật ăn hạt ngũ cốc giàu Amylase), điều này cũng tương tự như thực vật. Trong khi đó nhóm vi sinh vật được cho là có hệ enzyme tiêu hóa đa dạng với nhiều loại khác nhau.

Xem thêm: Curezyme-LAC (Hỗn hợp Enzyme lên men từ ngũ cốc)


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn