Những lưu ý khi bổ sung Beta-Sitosterol

Beta-Sitosterol là gì?

Beta-Sitosterol là một thành phần có nguồn gốc từ thực vật thuộc nhóm phytosterol, có công thức phân tử là C29H50O. Beta-Sitosterol được tìm thấy trong rất nhiều thực vật như vỏ thân cây Mận Châu Âu, Anh đào châu phi hoang dã (Pygeum), vỏ thân cây quế (Quế nhục) và nhiều thực vật khác.

Beta-sitosterol là gì

Công thức phân tử của Beta-sitosterol tương tự như cholesterol, chính vì vậy mà nó còn được gọi là sterol thực vật. Hoạt động như một chất oxy hóa tự nhiên, tác dụng ức chế sterol methyltransferase, làm giảm cholesterol máu, giảm viêm sưng trong bệnh phì đại lành tính tiền liệt tuyến (BPH). Nó cũng được sử dụng cho bệnh tim, viêm khớp dạng thấp (RA), hói đầu ở nam giới và nhiều bệnh khác, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng cho những lợi ích này. Ở Hoa Kỳ, sản phẩm bổ sung có chứa ít nhất 650mg Beta-sitosterol được phép công bố chúng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Lợi ích với sức khỏe

Phì đại tiền liệt tuyến lành tính (BPH): các nghiên cứu cho thấy lợi ích của Beta-sitosterol với các triệu chứng khó chịu của bệnh BPH trên đường tiết niệu như tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu buốt. Dường như nó cũng làm giảm tình trạng viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên lợi ích thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt trên các bệnh nhân mắc BPH chưa thực sự rõ ràng. Một số nghiên cứu còn cho rằng Beta-sitosterol không thực sự làm thu nhỏ tuyến tiền liệt phì đại. Liều khuyến cáo nên bổ sung là từ 60-130mg mỗi ngày.

Xem thêm: Chiết xuất Mận Châu Âu chuẩn hóa Beta-sitosterol

Cholesterol cao: Beta-sitosterol giúp làm giảm cholesterol máu bởi tác dụng ức chế hấp thu cholesterol ở đường tiêu hóa khi sử dụng bằng đường uống. Chỉ số Cholesterol xấu (LDL – cholesterol tỷ trọng thấp) giảm có ý nghĩa khi bổ sung Beta-sitosterol. Nhưng nó không làm tăng mức độ cholesterol tốt trong máu (HDL – cholesterol tỷ trọng cao).

Bệnh tim: Beta-sitosterol là một sterol thực vật, do vậy nó cũng có những lợi ích như nhóm chất này. Một chế độ ăn giàu Sterol thực vật mỗi ngày là một chế độ ăn lành mạnh, tốt cho tim mạch, giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Xem thêm: phân biệt sterol và stanol thực vật

Những Lưu ý khi sử dụng

Mức độ an toàn: Beta-sitosterol có độ an toàn cao khi sử dụng qua đường uống. Các nghiên cứu đã khẳng định mức độ an toàn khi bổ sung với liều cao lên đến 20g mỗi ngày Beta-sitosterol trong 3 tháng. Với liều thông thường ở mức 130mg mỗi ngày trong 18 tháng không ghi nhận bất thường nào xảy ra.

Tác dụng phụ: Ở một số người nhạy cảm có thể gặp một số các triệu chứng nhẹ khi bổ sung Beta-sitosterol bao gồm các triệu chứng chủ yếu trên đường tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón.

Một số lưu ý khác

Mang thai và cho con bú: chưa có nghiên cứu an toàn cho rằng Beta-sitosterol an toàn đối với những đối tượng này. Do vậy tránh sử dụng hoặc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

Trẻ em: mặc dù trẻ em chưa phải là đối tượng cần thiết phải bổ sung Beta-sitosterol nhưng có những nghiên cứu về mức độ an toàn trên các đối tượng này. Beta-sitosterol có thể an toàn sử dụng qua đường uống ở trẻ em với liều lên đến 12g mỗi ngày trong 3 tháng.

Một số đối tượng đặc biệt không nên sử dụng hoặc bổ sung các sản phẩm có chứa Beta-sitosterol bao gồm: những người bị thiếu máu cục bộ, những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo di truyền (Sitosterolemia).

Liều dùng

Các sản phẩm bổ sung có chứa beta-sitosterol đang được bán trên thị trường, các nhà cung cấp đã được chia liều cho từng đối tượng sử dụng. Một số liều dùng hiện tại cho dòng nguyên liệu này: với người lớn thường sử dungh liều từ 3-4g mỗi ngày trong 3 tháng hoặc liều thấp hơn 60-130mg trong vòng 18 tháng.

Nếu bạn muốn bổ sung thêm beta-sitosterol hãy tham khảo liều từ nhà cung cấp đưa ra và lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho bạn.
Tham khảo: Nguồn Webmd


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn