Tác dụng và những bài thuốc chữa bệnh từ Sâm cau - Nguyên liệu Nasol
Thành phần hóa học
Sâu cau chứa tinh bột khoảng 43%, tannin 4%, enzyme 14% và tro 8%. Bên cạnh đó, nó cũng chứa glycoside, orcinol-1-O-beta-D-apiofuranosyl- (1 -> 6)-beta-D-glucopyranoside, curculigoside, axit syringic, curculigoside và curculigoside C.
Công dụng của sâm cau
Sâm cau vị cay, tính ấm vào 2 kinh tỳ và thận, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học dân gian.
Bột rễ sâm cau, liều 3-5 g điều trị nam giới có lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn tình dục.
Đốt cháy rễ sâm cau hít qua đường hô hấp để điều trị các bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, nhiều đờm tắc nghẽn đường thở.
Sâm cau ở dạng tươi có thể sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như viêm loét, mụn nhọt, lở ngứa. Có thể sử dụng Sâm cau trộn với sữa dê, mật ong làm kem bôi da giúp cải thiện sức khỏe da, làm trắng da, chống oxy hóa.
Kinh nghiệm sử dụng sâm cau chữa bệnh ở một số vùng
- Ở Việt nam, Sâm cau sử dụng để chữa bệnh cho nam giới, yếu sinh lý, tinh trùng chất lượng kém, người già tiểu són. Một số vùng dân tộc sử dụng làm thuốc bổ đường uống, dùng ngoài để chữa lở loét.
- Trong y học cổ truyền Trung quốc: Nước sắc hoặc bột sâm cau sử dụng làm thuốc bổ cơ thể, chống suy nhược, viêm khớp, viêm thận mạn tính, thuốc còn được sử dụng cho các bệnh nhân cao huyết áp, điều hòa kinh nguyệt.
- Ở Ấn độ: Sâm cau được sử dụng làm thuốc kích dục, lợi tiểu, loét dạ dày tá tràng, chữa bệnh ngoài da, bạch đới, vàng da, trĩ, tiêu chảy, nhức đầu. Sử dụng thuốc sắc đậm đặc còn có tác dụng gây sảy thai
- Ở Thái lan: được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy.
Những bài thuốc có sử dụng sâm cau
1. Bài thuốc cố thận dương, bổ huyết, bổ thận nam
Sâm cau, Nhục thung dung, Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, xà sàng tử, mỗi vị 37.5g, Đương quy, câu kỷ tử, phá cố chỉ: mỗi vị 56.25g, Bạch cương tằm: 156.25g, Nhân sâm: 15.625g, thục địa: 75g, Bạch truật: 75g
2. Bài thuốc bổ âm, thanh nhiệt, thư giãn giúp tỉnh táo
Sâm cau, sinh địa hoàng, trạch tả, mạch môn đông, thục địa, huyền sâm, thục địa, Huyền sâm, Phục linh, bột từ thạch, mẫu đơn bì, Bột chân châu, Ngũ vị tử, Dạ giao đằng, Hà thủ ô, Phù tiểu mạch, Câu đằng.
3. Bài thuốc ấm thận, thúc đẩy tuần hoàn
Sâm cau, Dâm dương hoắc, Tục đoạn, Tang ký sinh, Câu kỷ tử, Phúc bồn tử, Liên nhục, Hoàng kỳ, Toan táo nhân, Câu đằng: mỗi vị 10g, Xích thược, Đan sâm, Bạch thược, Phục linh, Thỏ ty tử: mỗi vị 15g, Lộc nhung: 5g, Tỳ giải: 30g, kê huyết đằng: 30g
4. Bài thuốc chữa sốt xuất huyết
Sâm cau: 20g, cỏ nhọ nồi, sao đen: mỗi vị 12g, trắc bách diệp thán: 10g, dành dành 8g.
5. Bài thuốc chữa cao huyết áp, phụ nữ thời lỳ mãn kinh
Sâm cau, dâm dương hoắc, ba kích, tri mẫu, đương quy, hoàng bá: mỗi vị 12g
6. Bài thuốc chữa đau người, phong tê thấp
Sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm: mỗi vị 50g
7. Bài thuốc điều trị liệt dương, phụ nữ khó thụ thai
Sâm cao: 20g, hồi hương 4g, ba kích, phá cố chỉ, thục địa, hồ đào mỗi vị 16g.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- 7 lợi ích sức khỏe của Selenium dựa trên nghiên cứu khoa học
- 10 lợi ích sức khỏe ấn tượng của nghệ tây (Saffron)
- 7 lợi ích sức khỏe của chất bổ sung Resveratrol
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
- Astaxanthin – Một số đặc điểm dược lý
- (VNE) Việt Nam và bài toán nhập khẩu 80% dược liệu
- 5 tác dụng trên lâm sàng từ nhân sâm ấn độ (Ashwagandha extract )
- Hồ sơ công bố sản phẩm 9200 NUTRICOLL marine Collagen powder 6kD
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024