Tinh dầu có giúp điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp?

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu (Essential oils) là hỗn hợp các chất dễ bay hơi, chủ yếu là thành phần mono- và sesquiterpenoit, phenylpropanoit… với các công thức hóa học khác nhau và đều có hoạt tính sinh học cao. Tinh dầu thường được tiết ra trong một số tế bào đặt biệt đa phần từ thực vật, trong ống tiết hoặc lông tuyến. Cách chiết tinh dầu phổ biến nhất hiện nay đó là chưng cất bằng hơi nước hoặc thủy phân, ép, sử dụng dung môi hoặc phương pháp chiết xuất siêu tới hạn sử dụng CO2.

Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm là 2 tác dụng nổi bật được biết đến của các loại tinh dầu hiện nay. Các nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu được công bố khá nhiều trên các tạp chí khoa học. Đa phần sử dụng phương pháp pha hơi để đánh giá thay vì các phương pháp ống nghiệm, khuếch tán đĩa thạch thông thường, bởi Tinh dầu là thành phần dễ bay hơi.

Một số ứng dụng nổi bật Tinh dầu đó là sử dụng để phòng ngừa và điều trị viêm đường hô hấp trên và cả viêm đường hô hấp dưới. Các nhà khoa học cho rằng sử dụng tinh dầu qua đường hô hấp dường như là cách điều trị hiệu quả nhất bởi chúng dễ bay hơi, có thể đến được nơi cần điều trị.

Cơ chế kháng khuẩn của Tinh dầu

Tinh dầu ở trạng thái khí được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn với 4 vi khuẩn gây bệnh H. influenzae, S. pneumoniae, S. pyogenes và S. aureus. Tinh dầu từ cỏ xạ hương có liều ức chế tối thiểu thấp nhất, tức là khả năng kháng khuẩn mạnh nhất, tiếp theo là tinh dầu chứa terpene.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh tinh dầu tác động đến thành tế bào vi khuẩn, làm rối loạn sản xuất ATP, cân bằng nội mô pH. Chính vì vậy vi khuẩn Gram âm có khả năng kháng tinh dầu cao hơn so với vi khuẩn gram dương bởi sự khác biệt về cấu trúc lớp màng của 2 loại vi khuẩn này.

Tinh dầu còn cũng có thể tương tác với các thụ thể nằm trên niêm mạc đường hô hấp, điều chỉnh phản ứng viêm, phản ứng quá mức đường thở, tiết chất nhầy và ho.

 Một số loại tinh dầu thường dùng cho nhiễm khuẩn đường hô hấp

Trong Dược điển Châu Âu, có hơn 25 loại tinh dầu chính được chấp nhận sử dụng trong điều trị bệnh. Trong đó các tinh dầu dưới đây thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các chuyên gia của ủy ban các sản phẩm thảo dược (HMPC) cho rằng lợi ích tinh dầu có thể sử dụng lâu dài.

Tinh dầu Tiểu hồi cần (Anise)

Tinh dầu Hồi (Anise) thu được bằng cách chưng cất hơi nước quả chín khô của cây Pimpinella anisum. Nó là chất lỏng trong suốt, không màu hoặc vàng nhạt. Chứa thành phần chính trans-anethole (80-95%), anisaldehyde, trans-anethole và metyl-cavicol.

Quả khô Anise thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa nhưng tinh dầu được sử dụng điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp với liều 50–200 μL chia ba lần mỗi ngày, không nên dùng quá hai tuần.

Tinh dầu này cũng chống chỉ định với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai bởi nó có chứa estragole. Chúng có thể gây dị ứng trên da hoặc hô hấp nhưng mức độ chưa được biết rõ.

Tinh dầu tiểu hồi hương (Fenel)

Tinh dầu tiểu hồi hương (Fenel) thu được bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ quả khô của cây Foeniculum vulgare, là chất lỏng trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi hồi đặc trưng. Thành phần chính có trong tinh dầu tiểu hồi hương là fenchone (12,0-25,0%) và trans-anethole (55,0-75,0%).

Tinh dầu tiểu hồi hương thường được sử dụng như một loại thuốc thảo dược giảm ho, long đờm trong chứng cảm lạnh. Liều dùng với người lớn 200 μL dùng 1 lần duy nhất hoặc chia làm nhiều lần trong ngày, không nên sử dụng kéo dài quá 2 tuần.

Tinh dầu tiểu hồi hương có chứa estragole nên không sử dụng cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai. Một số người sử dụng thuốc tránh thai đường uống, điều trị bằng hormon có thể bị ảnh hưởng khi dùng tinh dầu tiểu hồi hương.

xem thêm: Lợi ích sức khỏe của tiểu hồi hương (Fenel)

Tinh dầu Bạch đàn

Tinh dầu Bạch đàn hay còn gọi là tinh dầu khuynh diệp, được sản xuất bằng cách chứng cất hơi nước từ lá và cành tươi của nhiều loài bạch đàn giàu 1,8-cineole, là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm, vị hăng, Thành phần chính là 1,8-cineole (không ít hơn 70%), các thành phần phụ bao gồm α-pinen (2-8%) và long não (ít hơn 0,1%).

Công dụng chính của dầu khuynh diệp bao gồm điều trị ho, cảm lạnh, viêm phế quản, giảm triệu chứng cảm lạnh và bệnh viêm đường hô hấp trên. Có thể sử dụng dưới dạng hít, bôi khi phối trộn trong thuốc mỡ. Chỉ sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, không bôi trực tiếp lên mặt mũi của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bởi nó gây kích ứng khá mạnh.

Xem thêm: 7 tác dụng chữa bệnh của Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu Bạc hà thu được bằng cách chưng cất hơi nước từ bộ phận trên mặt đất của cây bạc hà Mentha piperita. Cảm quan là chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt hoặc lục nhạt, mùi đặc trưng, bôi hoặc hít có cảm giác lạnh. Thành phần chính và chứa tinh dầu bạc hà (30-55%), menthon (14-32%), isomenthone (1,5-10%) , menthyl axetat (2,8-10%), menthofuran (1-9%), 1,8-cineole (3,5-14%), limo nene (1-5%), không quá 3% pulegone và không quá 1% carvone, với tỷ lệ cineole cao hơn so với limonene.

Tinh dầu bạc hà dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, hội chứng ruột kích thích), điều trị ho, cảm lạnh. Có thể sử dụng đường xông khi nhỏ vào nước nóng. Tránh bôi hoặc tiếp xúc với vùng ngực trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bởi có thể gây co thắt thanh quản, phế quản; hít có thể gây ngưng thở.

Xem thêm: Chiết xuất Bạc hà á

Tinh dầu Tràm trà

Tinh dầu tràm trà thu được bằng cách chứng cất hơi nước từ lá và cành cuối của cây tràm trà. Nó là loại chất lỏng trong suốt, không màu đến vàng nhạt, mùi đặc trưng. Thành phần chính là monoterpen.

Tinh dầu tràm trà dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trong các trường hợp: cảm lạnh, cúm, viêm phế quản.

Tinh dầu cỏ xạ hương

Dầu cỏ xạ hương thu được bằng cách chưng cất hơi nước từ các bộ phận trên mặt đất của cây cỏ xạ hương Thymus vulgaris. Nó là chất lỏng trong suốt, màu vàng hoặc nâu đỏ sẫm, có mùi đặc trưng, thơm, cay. Thành phần chính chứa phenol, chủ yếu là thymol, carvacrol, và terpenoit.

Công dụng của tinh dầu cỏ xạ hương là điều trị rối loạn hô hấp, hỗ trợ điều trị ho gà. Trẻ dưới 5 tuổi, người bị động kinh, phụ nữ mang thai không nên sử dụng.

Xem thêm: Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn