Tổng quan về Chamomile Cúc la mã

Cúc la mã (Chamomile) là một trong những loại thảo dược cổ xưa nhất được nhân loại biết đến, thuộc học Cúc Asteraceae. Hai loài đại diện phổ biến được biết đến rộng rãi và ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới là Cúc La Mã Đức (Chamomilla recutita) và Cúc La Mã (Chamaemelum nobile).

Cúc la mã

Hoa khô Cúc la mã chứa nhiều terpenoit và flavonoid, đây là những thành phần có hoạt tính có lợi cho sức khỏe con người, nó được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, co thắt cơ trơn có liên quan đến viêm, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa…

Thành phần chính có trong Chamomile - Cúc la mã

Phần trên mặt đất của Cúc la mã (Chamomile) có chứa 0,24% –1,9% tinh dầu dễ bay hơi. Tinh dầu Cúc la mã thường được lấy bằng phương pháp chứng cất hơi nước truyền thống, sẽ có màu từ xanh lam đến xanh lục đậm với dược liệu tươi và màu vàng với dược liệu khô.

Khoảng 120 chất chuyển hóa thứ cấp đã được xác định trong Cúc la mã (Chamomile), bao gồm 28 terpenoit và 36 flavonoit, một số hợp chất phenolic, chủ yếu là flavonoid apigenin, quercetin, patuletin dưới dạng glucoside và các dẫn xuất acetyl hóa khác nhau. Trong số các flavonoid, Apigenin là hợp chất được có là có hoạt tính sinh học cao nhất.

Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Apigenin

Một số các dòng nguyên liệu từ Cúc la mã hiện nay được sử dụng bao gồm: Tinh dầu Cúc la mã (thường sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp); Hoa cúc la mã dạng khô (Sử dụng dưới dạng trà uống hàng ngày); chiết xuất cúc la mã, Chamomile extract (dùng cho các dòng sản phẩm dạng uống bổ sung tăng cường sức khỏe).

Ứng dụng chữa bệnh của Chamomile theo kinh nghiệm dân gian

Kinh nghiệm chữa bệnh dân gian của Cúc la mã

Theo truyền thống, Cúc la mã đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một loại thuốc chống viêm, chống oxy hóa, làm se nhẹ và chữa nhiều bệnh bao gồm: điều trị vết thương, vết loét, bệnh chàm, bệnh gút, kích ứng da, vết bầm tím, vết bỏng, vết loét đường tiêu hóa, đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa, đau thấp khớp, bệnh trĩ, viêm vú…

Dùng bôi ngoài, Cúc la mã đã được sử dụng để điều trị hăm tã, nứt núm vú, thủy đậu, nhiễm trùng tai và mắt, các rối loạn về mắt bao gồm tắc tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm mũi và độc tố cây thường xuân.

Sử dụng Cúc la mã dưới dạng trà uống hàng ngày như một liệu pháp thư giãn, an thần nhẹ, giúp làm giảm lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi khi gặp phải.

Trà Hoa cúc la mã được coi là một loại thuốc làm dịu đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị các rối loạn tiêu hóa khác nhau bao gồm đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, biếng ăn, buồn nôn và nôn.

Lợi ích Cúc la mã qua các nghiên cứu

Tác dụng chữa bệnh của Cúc la mã theo các nghiên cứu khoa học

Đặc tính chống viêm và hạ sốt

Các nghiên cứu cho thấy Cơ chế chống viêm của tinh dầu Cúc la mã có liên quan đến ức chế giải phóng Prostaglandin E và ức chế COX-2.

Hoạt động chống ung thư

Hoạt tính chống ung thư của cúc la mã được biết đến từ thành phần có hoạt tính chính là Apigenin. Một số các nghiên cứu tác dụng của nó trên mô hình ung thư da, tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư buồng trứng đã cho thấy các tác dụng ức chế tăng trưởng các tế bào ung thư đầy hứa hẹn. Tiếp xúc với Apigenin trong cúc la mã gây ra sự chế tế bào ung thư nhưng không có ảnh hướng tới tế bào bình thường ở liều lượng tương tự.

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường là bệnh phổ biến nhất ở người, nhất là thời điểm giao mùa. Các biểu hiện của nó chủ yếu ở đường hô hấp trên, tuy bệnh không đe họa đến tính mạng nhưng các biến chứng của nó như viêm phổi cấp tính có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Một số các nghiên cứu chỉ ra rằng, hít tinh dầu cúc la mã hoặc xông (hít hơi nước có Cúc la mã) rất hữu ích với đường hô hấp nhất là khi giao mùa.

Tim mạch

Flavonoid sử dụng thường xuyên được cho là có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cúc la mã được biết đến là dược liệu rất giàu flavonoid, một số nghiên cứu cho rằng sử dụng trà hoa cúc la mã hàng ngày trong 5 năm có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người cao tuổi, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim các các bênh liên quan khác như huyết áp cao, bệnh mạch vành.

Tiêu hóa

Chiết xuất cúc la mã có thể rút ngắn và làm giảm các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em thông qua hai thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của hoa cúc la mã trong điều trị đau bụng ở trẻ em.

Một số nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy cúc la mã có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn có thể gây ra loét dạ dày. Thêm nữa cúc la mã còn giúp giảm co thắt các cơ trơn liên quan đến viêm đường tiêu hóa, nó hữu ích trong các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, co thắt do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích IBS.

Một số kem bôi ngoài có chứa Cúc la mã có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Cúc la mã có tác dụng giảm viêm, làm dịu tại chỗ có liên quan đến điều trị bệnh trĩ.

Chàm

Chiết xuất Cúc la mã có hiệu quả điều trị các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ nhờ tác dụng chống viên, làm dịu của nó. Hiệu quả một số kem có chứa cúc la mã được cho là bằng khoảng 60% so với các loại kem có chứa hydrocortisone 0,25%.

Miễn dịch

Uống trà cúc la mã hàng ngày có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa một số bệnh theo mua như cảm lạnh thông thường, kích ứng da..

Giấc ngủ

Theo truyền thống, các chế phẩm từ hoa cúc la mã như trà và tinh dầu thơm được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và gây ngủ (nhờ tác dụng làm dịu). Hoa cúc la mã được nhiều người coi là một loại thuốc an thần nhẹ và gây ngủ.

Tham khảo: NCBI


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn