Những nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của Khúng khéng

nguyên liệu Khúng khéng

Khúng khéng là cây to, có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới Đông – Bắc á gồm trung quốc, nhật bản, triều tiên. Có tên khoa học Hovenia dulcis thuộc họ táo ta Thamnaceae. Ở Việt nam, Khúng khéng là cây du nhập, thường mọc ở các thung lung gần bờ suối, ưa sáng ở các vùng như Lạng sơn, cao bằng.

Bộ phận sử dụng

Quả và nhánh con mang quả, được thu hái khi quả chín, được phơi hay sấy khô.

Lưu ý: tránh phơi nắng to và sấy ở nhiệt độ cao quá 60 độ C để đảm bảo màu sắc cũng như chất liệu chiết xuất khúng khéng.

Thành phần

Quả và cành mang quả của cây khúng khéng có chứa lipid, protein, đường, các hợp chất flavonoid, các vitamin B1, B2, C, caroten và nhiều muối khoáng như Kali, Natri, Calci, Magnesi và sắt

Các hợp chất dihydroflavonols là Honvenitins (I, II và III); dihydromyricetin hay còn gọi là Ampelopsin, saponin steroid, Galloncatechin, laricetrin

thành phần của chiết xuất khúng khéng

Tác dụng chữa bệnh của Khúng khéng theo dân gian

Khúng khéng là một vị thuốc bổ dưỡng,  có vị ngọt, hơi chát, có tác dụng tiêu khát, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc dùng trong các trường hợp nôn mửa, ngộ độc, miệng khô khát.

ở Ấn độ, khúng khéng với nước làm thuốc lợi tiểu mạnh do chứa nhiều muối Kali

Ở trung quốc, Hàn quốc khúng khéng với nước dùng để giải rượu, miệng khát, đại tiểu tiện khó, buốt…

Những nghiên cứu về Khúng khéng

1. Chuyển hóa ethanol (tác dụng giải rượu)

Tác dụng giải rượu của khúng khéng

Khi uống rượu, ethanol được chuyển hóa thành acetaldehyde qua enzyme ADH và sau đó chuyển hóa tiếp thành axit acetic bởi enzyme ALDH. Các triệu chứng say rượu như chóng mặt, nôn, kích thích thần kinh là do nồng độ acetaldehyde cao trong máu. Hai enzyme dehydrogenase (ADH) và acetaldehyde dehydrogenase (ALDH) - giúp cơ thể chuyển hóa rượu. Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy chiết xuất khúng khéng làm tăng hoạt tính của các enzym này, có nghĩa là nó có thể giúp chuyển hóa chất cồn nhanh hơn.

Đánh giá tác dụng giải rượu của chiết xuất khúng khéng trên chuột ở 3 thời điểm uống: trước 30 phút, cùng thời điểm và sau 30 phút sử dụng rượu. Kết quả cho thấy hiệu quả giải rượu tốt nhất khi sử dụng 30 phút trước khi uống rượu, 2 giờ sau khi uống rượu nồng độ cồn trong máu ở chuột dùng chiết xuất khúng khéng là 5nM trong khi nhóm chứng là 29nM và giảm 37% acetaldehyde so với nhóm chứng.

Xem thêm: 3 cơ chế giải rượu của khúng khéng

2. Bảo vệ gan

Chiết xuất khúng khéng có tác dụng bảo vệ gan trên những con chuột gây tổn thương gan bằng CCl4 (phương pháp gây tổn thương gan trong điều kiện thực nghiệm), ngăn ngừa tăng men gan (AST, ALT) do tác dụng của rượu. chiết xuất khúng khéng bằng methanolic có chứa chất dihydromyricetin có khả năng chống oxy hóa thông qua quá trình thải các gốc tự do superoxide và tạo chelat với ion sắt.

Chiết xuất khúng khéng sử dụng trong 6 tuần liên tiếp, có thể ngăn ngừa sự hình thành gan nhiễm mỡ, giảm đáng kể chỉ số men ALT, AST, triglycerides huyết thanh…

Tác dụng bảo vệ gan của chiết xuất khúng khéng được đánh giá trên chuột  gây ngộ độc ethanol cấp tính, các xét nghiệm mô học của gan cho thấy tác dụng bảo vệ hiệu quả của nó.

3. Hỗ trợ viêm gan virut C

Một nghiên cứu năm 2007 được xuất bản trên Tạp chí Y học Trung Quốc, Hoa Kỳ cho thấy chiết xuất khúng khéng có thể ngăn ngừa tổn thương gan do viêm gan C. Nghiên cứu xem xét tác động của chiết xuất khúng khéng ở những con chuột bị nhiễm viêm gan C và thấy giảm lượng xơ hóa và hoại tử Gan

4. Chống viêm, ngăn ngừa dị ứng

Khi thử nghiệm trong ống nghiệm, hợp chất saponin hovenidulcioside A1 và A2 ức chế sự phóng thích histamine từ tế bào mast chuột (cơ chế chống dị ứng) do vậy bước đầu đánh giá tác dụng chống viêm ngăn ngừa dị ứng của chiết xuất khúng khéng.

Các phản ứng phụ

Một nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Pharmacognosy đánh giá khả năng chiết xuất khúng khéng có thể tương tác với các thuốc khác. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy không có khả năng tương tác thuốc với chiết xuất khúng khéng.

Một nghiên cứu năm 2010 của chiết xuất khúng khéng  trên chuột  cho thấy trong quá trình quan sát 14 ngày, không chuột nào có triệu chứng các phản ứng phụ độc hại xảy ra.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn


Tài liệu tham khảo

  1. Advances in Studies on Bioactivity of Hovenia dulcis.

  2. Hyun TK, et al. Hovenia dulcis--an Asian traditional herb. Planta Med. (2010)

  3. Changes in Antioxidant Properties of Hovenia dulcis Thunb Vinegar during Fermentation Process.

  4. Yoshikawa M, et al. Bioactive constituents of Chinese natural medicines. III. Absolute stereostructures of new dihydroflavonols, hovenitins I, II, and III, isolated from hoveniae semen seu fructus, the seed and fruit of Hovenia dulcis THUNB. (Rhamnaceae): inhibitory effect on alcohol-induced muscular relaxation and hepatoprotective activity. Yakugaku Zasshi. (1997)

  5. Yoshikawa M, et al. Bioactive saponins and glycosides. IV. Four methyl-migrated 16,17-seco-dammarane triterpene gylcosides from Chinese natural medicine, hoveniae semen seu fructus, the seeds and fruit of Hovenia dulcis THUNB.: absolute stereostructures and inhibitory activity on histamine release of hovenidulciosides A1, A2, B1, and B2. Chem Pharm Bull (Tokyo). (1996)

  6. Yoshikawa M, et al. Absolute stereostructures of hovenidulciosides A1 and A2, bioactive novel triterpene glycosides from hoveniae semen seu fructus, the seeds and fruit of Hovenia dulcis Thunb. Chem Pharm Bull (Tokyo). (1995)

  7. Effect of Water Extracts of Crude Drugs in Decreasing Blood Ethanol Concentrations in Rats.

  8. Effect of extracts from Hovenia dulcis Thunb. alcohol concentration in rats and men administered alcohol.

  9. Hase K, et al. Hepatoprotective effect of Hovenia dulcis THUNB. on experimental liver injuries induced by carbon tetrachloride or D-galactosamine/lipopolysaccharide. Biol Pharm Bull. (1997)

  10. Wang M, et al. Preliminary characterization, antioxidant activity in vitro and hepatoprotective effect on acute alcohol-induced liver injury in mice of polysaccharides from the peduncles of Hovenia dulcis. Food Chem Toxicol. (2012)

  11. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở việt nam, Đỗ huy bích và cộng sự