Phthalates là gì? Những ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Phthaletes là gì?
Phthalates là thành phần hóa học mà bạn không thể phát hiện bằng cách ngửi, nếm hoặc sờ thấy. Chúng còn được gọi với tên là “hóa chất vĩnh cửu”, “chất hóa dẻo trong nhựa”. Chúng có mặt trong hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà con người sử dụng. Phthalates chủ yếu được sử dụng làm chất hóa dẻo được thêm vào nhựa để có tác dụng làm nhựa mềm, dẻo và khó bị vỡ hơn.
Phthalates có khả năng gây rối loạn hệ thống nội tiết, tác động bất lợi đến hệ thống sinh sản. Tiếp xúc với các sản phẩm nhựa lâu dài sẽ có nguy cơ nhiễm các hóa chất rửa trôi trong chúng.
So với người lớn, trẻ em dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nhiều khi tiếp xúc với phthalates, đặc biệt là trong thời kỳ đầu phát triển. Do vậy hạn chế sử dụng đồ nhựa hoặc sản phẩm chứa trong đồ nhựa có thể hạn chế được lượng phthalates phơi nhiễm thụ động trong cơ thể.
Các hợp chất Phthalates
Phthalates có thể coi là nhóm chất hóa học sử dụng linh động trong từng lĩnh vực, chẳng hạn như:
- Diethylhexyl phthalate (DEHP), dibutyl phthalate (DBP), diethyl phthalate (DEP), di-isononyl phthalate (DiNP) và di-iso-decyl phthalate (DiDP), chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa làm chất hóa dẻo sản xuất polyvinyl clorua (PVC).
- Các phthalate trọng lượng phân tử thấp phân nhánh ngắn, chẳng hạn như dimethyl phthalate (DMP) và DEP, cũng được sản xuất và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản phẩm dành cho tóc, dược phẩm và thiết bị y tế (ví dụ: ống y tế)
- Butyl benzyl phthalate (BBP), Mono-(2- ethylhexyl) phthalate (MEHP), Di-isobutyl phthalate (DiBP); Dioctyl phthalate (DnOP)…
Mức tiêu thụ chỉ riêng DEHP toàn cầu khoảng 3,07 triệu tấn (2017). Thị trường phthalate toàn cầu ước tính vào năm 2020 dự kiến sẽ đạt 10 tỷ USD và vẫn sẽ được sử dụng ngày một nhiều hơn.
Những sản phẩm thừa chứa Phthalates
Phthalates thường được tìm thấy trong những sản phẩm như:
- Mỹ phẩm: các sản phẩm chăm sóc sức khỏe bên ngoài: da, tóc, móng tay
- Ống nhựa sử dụng trong y tế và túi chứa chất lỏng
- Ống nhựa
- Chất tẩy rửa, chất kết dính, chất bôi trơn, dung môi
- Thuốc trừ sâu
- Và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác..
Một số thực phẩm cũng có khả năng chứa thành phần Phthalates: các sản phẩm thức ăn nhanh, đồ ăn nhanh, đồ ăn sử dụng nhựa dùng một lần, sữa giàu chất béo, thịt gia cầm, thịt mỡ, dầu ăn…
Phthalates vào cơ thể bằng cách nào?
Cơ thể phơi nhiễm với thành phần nhựa vĩnh cửu này bằng cách:
- Ăn thực phẩm chứa thành phần này hoặc các loại thực phẩm chứa trong đồ bao gói nhựa có chứa thành phần Phthalates. Thành phần hóa học này sẽ bị rửa trôi 1 phần vào thực phẩm qua đường ăn uống hàng ngày.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân: dầu gội, sơn móng tay, sữa tắm, kem dưỡng da… (thông qua đường tiếp xúc bên ngoài).
- Tiếp xúc với các sản phẩm nhựa hàng ngày: bụi, thảm sàn nhà, vải bọc, các loại giấy dán tường, đồ gỗ có sử dụng sơn… (qua đường không khí và tiếp xúc).
- Một số công việc đặc thù có thể phơi nhiễm Phthalates: nhân viên pha chế sơn, công nhân in ấn hoặc gia công sản xuất ở các xưởng nhựa…
Tác hại của Phthalates với cơ thể
Các nhà khoa học vẫn không ngừng đánh giá tác hại của thành phần này với sức khỏe con người.
Nó có thể gây tử vong sớm ở những người trung niên. Báo cáo tại Mỹ cho thấy trung niên từ 55-64 tuổi có hàm lượng Phthalates trong nước tiểu cao có liên quan đến bệnh tim, tỷ lệ tử vong cao vì ung thư hơn những người có mức Phthalates thấp. Nó được cho là nguyên nhân dẫn đến hơn 100 nghìn người Mỹ chết sớm mỗi năm.
Trẻ em và trẻ sơ sinh là những đối tượng rất nhạy cảm và có nguy cơ cao khi tiếp xúc với hóa chất này. Những trẻ tuổi dậy thì cũng có những nguy cơ nhất định. Chính vì vậy một số nhóm chất yêu cầu bị cấm sử dụng trong các sản phẩm theo lứa tuổi:
- Ba chất BBP, DBP và DEHP - bị cấm vĩnh viễn đối với đồ chơi và sản phẩm nhằm giúp trẻ dưới 3 tuổi ngủ, ăn, mọc răng hoặc bú. Trong khi ba chất khác DiDP, DINP và DnOP đang bị cấm tạm thời trong các dòng sản phẩm cho vào miệng trẻ em.
- DBP và DEHP có liên quan đến hệ thống sinh sản trên động vật. Mặc dù chưa có những báo cáo và nghiên cứu chính thức trên con người nên không rõ nó có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản không.
- DEHP báo cáo gây ung thư trên động vật.
- DiDP gây kích ứng da và mắt, gây buồn nôn, chóng mặt và nôn.
- DINP có nguy cơ gây ưng thư. Nó đã được kê vào danh sách các chất có nguy cơ gây ung thư ở California năm 2014.
- DnOP có liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của con người.
Cách hạn chế tiếp xúc với Phthalates
- Đọc nhãn sản phẩm, hạn chế sử dụng những sản phẩm có chứa Phthalates. Nếu có thể hãy chọn sản phẩm có nhãn “không chứa phthalates”
- Chỉ sử dụng hộp đựng và màng bọc thực phẩm “an toàn với lò vi sóng” và không chứa phthalate - đặc biệt với thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Xem những gì bạn ăn. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều sữa và thịt mang lại mức độ phơi nhiễm phthalate cao.
- Tránh thức ăn nhanh.
Tham khảo:webmd
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024