Tác dụng phụ của cam thảo

Cam thảo còn được biết đến với một số tên gọi khác bao gồm: Licorice, Alcacuz, Alcazuz, Bois Doux, Bois Sucré, Can Cao, Chinese Licorice, Deglycyrrhized Licorice, Gan Cao, Gan Zao, Glabra, Glycyrrhiza.

Rễ Cảm thảo được sử dụng rất phổ biến và thường được sử dụng như một loại thảo dược với mục đính giải nhiệt.

cam thảo

Bài viết này sẽ đề cập tới liều dùng và tác dụng phụ của cam thảo sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về cam thảo.

Liều dùng của cam thảo

Các sản phẩm rễ cam thảo (bao gồm viên nhai, viên nang, chiết xuất, trà, viên ngậm và bột) có sẵn trong hầu hết các cửa hàng thực phẩm sức khỏe. Mặc dù không có hướng dẫn chung nào hướng dẫn việc sử dụng rễ cam thảo thích hợp, nhưng liều lượng lên tới 400 miligam hai lần mỗi ngày được coi là an toàn khi sử dụng ngắn hạn.

1. Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày

Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

2. Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu

Bạn uống thuốc Sualin có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

3. Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm)

Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo sử dụng 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ của cam thảo

Sử dụng quá nhiều chiết xuất rễ cây cam thảo có thể dẫn đến tình trạng lượng kali trong cơ thể thấp, gây ra yếu cơ. Tình trạng này được gọi là hạ kali máu.

Theo một số nghiên cứu, những đối tượng sử dụng quá nhiều rễ cây cam thảo trong thời gian hai tuần sẽ bị ứ nước và bất thường về chuyển hóa.

Tiêu thụ quá nhiều cam thảo có thể gây ra huyết áp cao và nhịp tim không đều.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tránh sử dụng cam thảo dưới mọi hình thức. Người bị tăng huyết áp cũng nên tránh dùng rễ cam thảo.

Một số các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi sử dụng cam thảo, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Giữ nước và sưng (phù)
  • Huyết áp cao
  • Yếu cơ hoặc chuột rút
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Cảm giác ngứa ran bất thường hoặc cảm giác nóng rát
  • Ham muốn tình dục thấp
  • Rối loạn cương dương

Các trường hợp xấu nhất có thể là dẫn đến ngộ độc cam thảo và sự phát triển của suy thận, tê liệt, suy tim sung huyết, phù phổi và tổn thương não.

Đối tượng không nên sử dụng cam thảo

1. Mang thai và cho con bú

Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai không nên sử dụng cam thảo hoặc lấy rễ cây cam thảo để làm chất bổ sung. Nó có thể gây sảy thai hoặc sinh sớm. Không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn của việc uống cam thảo nếu bạn mang thai hoặc cho con bú. 

2. Bệnh tim

Cam thảo có thể khiến cơ thể tích trữ nước, và điều này có thể làm suy tim xung huyết nặng hơn. Cam thảo cũng có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều. Đừng tiêu thụ cam thảo nếu bạn bị bệnh tim.

3. Các tình trạng nhạy cảm với nội tiết tố như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung

Cam thảo có thể hoạt động như estrogen trong cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với estrogen, đừng sử dụng cam thảo.

4. Huyết áp cao

Cam thảo có thể làm tăng huyết áp. Đừng tiêu thụ một lượng lớn nó nếu bạn bị huyết áp cao.

5. Một tình trạng cơ bắp gây ra bởi các vấn đề thần kinh (hypertonia)

Cam thảo có thể làm cho mức độ kali giảm trong máu. Điều này có thể làm cho hypertonia tồi tệ hơn. Tránh cam thảo nếu bạn bị tăng trương lực.

6. Nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu)

Cam thảo có thể hạ kali trong máu. Nếu kali của bạn đã thấp thì không nên sủ dụng cam thảo.

7. Bệnh thận

Sử dụng quá nhiều cam thảo có thể làm cho bệnh thận nặng hơn.

8. Các vấn đề về tình dục ở nam giới

Cam thảo có thể làm giảm sự quan tâm của nam giới đối với tình dục và cũng làm trầm trọng thêm chứng rối loạn cương dương (ED) bằng cách giảm mức độ của một hormone gọi là testosterone.

9. Phẫu thuật

Cam thảo có thể can thiệp vào kiểm soát huyết áp trong và sau phẫu thuật. Ngừng dùng cam thảo ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Cam thảo tương tác với thuốc gì?

Cam thảo có thể tương tác với một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc hạ kali.
  • Thuốc nhịp tim.
  • Thuốc lợi tiểu, bao gồm chlorothiazide và hydrochlorothiazide.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp như captopril, valsartan, amlodipine, furosemide và hydrochlorothiazide.
  • Chất làm loãng máu Coumadin.
  • Thuốc ngừa thai.
  • Nhóm thuốc trị viêm Corticosteroid như methylprednisolone, dexamethasone và prednisone.
  • Nhóm thuốc hormone nội tiết như estrogen, estradiol và ethinyl estradiol.

Kết luận

Cam thảo có rất nhiều tác dụng hữu ích trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn, tránh trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng sai cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm: Lợi ích của cam thảo


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn