Axit sialic là gì? Những lợi ích cho não bộ

Axit sialic là gì?

Axit sialic (viết tắt là Sia) là một nhóm các chất thuộc họ monosaccharide, với bộ khung carbon chính. Nhóm Sia có hơn 50 thành viên được xác định (thống kê năm 2012). Axit sialic phổ biến nhất có ở người là neuraminic acid.

Acid sialic có mặt trong dịch thể của tất cả các động vật có xương sống bao gồm: dịch não tủy, nước bọt, dịch vị, huyết thanh, nước mắt và sữa... Trong đó nồng độ acid sialic cao nhất được tìm thấy ở hệ thần kinh trung ương, chủ yếu trên màng tế bào thần kinh (ước tính cao hơn 20 lần so với mật độ ở màng tế bào thường), giúp tăng độ nhạy cảm giữa các tế bào. Chính vì vậy một trong những lợi ích nổi bật nhất của hoạt chất này là đối với não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Mọi cơ thể động vật sống đều có thể sản sinh acid sialic – gọi là Sia nội sinh. Khả năng tiết Sia nội sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bị suy giảm theo tuổi tác. Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già hoặc một số tình trạng bệnh lý có nhu cầu Sia rất cao. Bổ sung acid sialic thông qua chế độ dinh dưỡng có thể góp phần duy trì lượng acid sialic ổn định, tăng thêm chức năng mà sia nội sinh đang phụ trách.

Axit sialic trong thực phẩm và trong cơ thể

Trong thực phẩm

Một số thực phẩm chứa axit sialic bao gồm:

  • Sữa động vật: sữa bò, sữa dê, sữa lạc đà…
  • Tổ yến, đây là thực phẩm tự nhiên rất giàu axit sialic tự nhiên

Chiết xuất tổ yến giàu axit sialic

Trong cơ thể

Trong cơ thể Sia hiếm khi tồn tại ở dạng tự do, nó chủ yếu ở dạng liên kết. Trong não axit sialic được tìm thấy liên kết chủ yếu với gangliosides (65%), glycoprotein (32%) và Sia tự do (3%), đây là cơ quan chứa hàm lượng axit sialic cao hơn bất kỳ cơ quan, tổ chức sống nào:

  • Hàm lượng Sia liên kết với protein trong não và gan tương tự nhau nhưng liên kết với ganglioside trong não cao hơn trong gan 15 lần. Cấu trúc của ganglioside phức tạp, hiện có hơn 100 cấu trúc ganglioside được xác định trong não.
  • Lượng Sia trong não người cao hơn từ 2-4 lần so với não các loài động vật có vú khác như tinh tinh, cừu, bò, thỏ, lợn…

Axit sialic dường như tăng nhanh trong những năm đầu sau sinh, ổn định cho đến khoảng 50 tuổi, trước khi giảm dần ở giai đoạn sau của cuộc sống. Một điều thú vị là thành phần HMO (Oligosaccharide trong sữa mẹ) và ganglioside chứa cùng một loại monosaccharide và đều có khả năng liên kết với  axit sialic. Trong sữa mẹ, đặc biệt sữa non rất giàu axit sialic dưới dạng liên kết với HMO.

Axit sialic trong sữa mẹ

Sữa mẹ là loại thực phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đây là hỗn hợp phức tạp chứa các chất dinh dưỡng đa lượng , các yếu tố vi lượng, có hoạt tính sinh học cao. Cho đến hiện tại, không có loại sữa công thức nào có thể bắt trước được sữa mẹ cho trẻ sơ sinh. Một số các chất có hoạt tính sinh học cao trong sữa bột bắt trước sữa mẹ đó là thành phần HMO. Độ phức tạp về mặt cấu trúc của HMOS rất lớn; có khoảng 162 cấu trúc đã được xác định và hơn 240 loại thành phần đã được quan sát thấy, đây là điều độc đáo chỉ có ở sữa mẹ.

Xem thêm: Lợi ích HMO với trẻ nhỏ

Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ tăng sinh sản xuất axit sialic nội sinh lớn để chuẩn bị cho trẻ. Lượng Sia lớn giai đoạn mang bầu và cho con bú giúp cung cấp thành phần quan trọng này cho trẻ nhỏ qua nhau thai, qua sữa mẹ.

Một bộ não khỏe mạnh chứa hàm lượng Sia cao. Lượng Sia cung cấp cho trẻ phần lớn từ sữa mẹ bởi việc đưa axit sialic vào sữa công thức bị hạn chế do quy mô sản xuất và tính ổn định của nó.

Oligosaccharides là thành phần dinh dưỡng lớn thứ 3 trong sữa mẹ, tồn tại ở nhiều dạng cấu trúc khác nhau, có khoảng 14-33% ở dạng liên kết với Sia. Có nhiều nghiên cứu bài báo ghi nhận những lợi ích phát triển não bộ trẻ em có liên quan đến việc bú sữa mẹ và HMOS (liên kết Oligosaccharides cới axit Sialic).

Lợi ích với não bộ

Tăng sự phát triển não

Các bà mẹ tổng hợp nhiều axit sialic hơn trong thời kỳ mang thai. Nồng độ Sia tổng số trong huyết thanh và nước bọt tăng lên khi thai kỳ tiến triển, tương ứng với giai đoạn phát triển não bộ của thai nhi. Một điều đặc biệt khác đó là chỉ phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú mới có HMOS trong máu, trong khi phụ nữ không mang thai thì không.

Sia được cung cấp cho trẻ em từ mẹ qua nhau thai và sữa mẹ góp phần tăng phát triển não bộ tối ưu nhất. Sữa non của người chứa nồng độ HMOS sialylat cao nhất, đạt khoảng 1500 mg/L, nhưng giảm xuống còn khoảng 200–300 mg/L vào tuần thứ 10 của thời kỳ cho con bú. Chúng chủ yếu ở dạng liên kết với HMO. Trong khi sữa bò, Nồng độ axit sialic vào khoảng 600 mg/L trong sữa non của bò và 60–200 mg/L trong sữa trưởng thành và liên kết chủ yếu với glycoprotein.

Thoái hóa thần kinh

Không chỉ có lợi với não bộ mà axit sialic còn có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý của các bệnh thoái hóa thần kinh. Có mối liên hệ giữa các bệnh thoái hóa thần kinh và nồng độ axit sialic trong não. Cơ chế bảo vệ thần kinh tiềm tàng của axit sialic vẫn chưa được hiểu đầy đủ và có bằng chứng còn hạn chế. Bổ sung Sia trong thoái hóa thần kinh vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Một số tiềm năng bổ sung axit sialic với các bệnh thoái hóa thần kinh:

  • Bệnh Alzheimer (thoái hóa thần kinh AD)
  • Bệnh Parkinson (PD)
  • Bệnh Huntington (HD).

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn