Những lưu ý khi tiêm insulin và sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường

Biện pháp phổ biến để kiểm soát và điều trị đái tháo đường ngày nay thường được sử dụng là tiêm insulin và sử dụng thuốc. Nhưng ít người bệnh mắc đái tháo đường biết được những lưu ý cần thiết khi tiêm insulin và sử dụng thuốc là gì?

Tiêm insulin

tiêm insulin là biện pháp giúp cung cấp thêm insulin cho cơ thể để chuyển hóa lượng đường trong máu

(Cung cấp thêm insulin cho cơ thể để chuyển hóa lượng đường trong máu)

Tiêm insulin là biện pháp giúp cung cấp thêm insulin cho cơ thể, nhằm giúp cơ thể chuyển hóa lượng đường trong máu. Việc tiêm insulin được phân loại dựa theo tác dụng của chúng. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, có những loại insulin có tác dụng nhanh, chúng có tác dụng ngay sau khi được tiêm khoảng 5 phút và kéo dài 4 tiếng sau đó. Ngược lại, cũng có loại insulin tác dụng kéo dài lại cần tới 10 giờ mới có tác dụng và tác dụng có thể kéo dài trong 1 ngày.

Thuốc điều trị đái tháo đường

Thuốc điều trị tiểu đường

(Trên thị trường hiện nay có 6 loại thuốc điều trị đái tháo đường khác nhau)

Trung tâm Y tế Đại học Maryland cho biết, hiện nay có tất cả 6 loại thuốc uống điều trị đái tháo đường. Hầu hết các loại thuốc này được sản xuất với công dụng làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin. Chỉ một số ít trong đó được nghiên cứu để làm giảm lượng đường trong máu, hoặc ức chế khả năng hấp thu tinh bột của cơ thể.

Xem thêm: Go2KA1 ức chế hấp thu đường tại ruột

Những lợi ích mang lại từ việc tiêm insulin và sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường

Insulin dạng tiêm và thuốc điều trị đái tháo đường đều có chung một công dụng chính là kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Một số loại thuốc đái tháo đường như: Metformin và thuốc ức chế DPP-4, thậm chí còn giảm nguy cơ bị hạ đường huyết và tăng cân.

Các thuốc chứa chất ức chế alpha-glucosidase và insulin cũng được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tăng huyết áp.

Tác dụng phụ từ việc tiêm insulin và sử dụng thuốc điều trị kéo dài

Tiêm insulin có thể gây hạ đường huyết và dẫn đến một số triệu chứng như: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, khó thở và nhịp tim nhanh…

Trong khi đó, các loại thuốc điều trị đái tháo đường như: Metformin, GLP-1 inhibitors, medlitinides và chất ức chế alpha-glucosidase… lại có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã cảnh báo, uống thuốc điều trị đái tháo đường Thiazolidinediones thậm chí có thể gây phù, tăng cân, tổn thương gan và có nguy cơ bị suy tim.

Tương tác thuốc giữa việc tiêm insulin kết hợp với thuốc điều trị

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, dùng chung insulin và thuốc uống điều trị đái tháo đường có thể gây ra những tương tác thuốc. Cụ thể, Metformin, thiazolidinediones và glitazones có thể gây hạ đường huyết khi dùng cùng với insulin. Chất ức chế alpha-glucosidase có thể gây hạ đường huyết khi dùng chung với các loại thuốc đái tháo đường khác. Ngoài ra, uống Albuterol và beta-blockers có thể tương tác với insulin gây khó khăn trong việc xác định lượng đường trong máu.

Nguồn tham khảo: theo tạp chí Livestrong


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn