Ứng dụng Bạch quả trong thực phẩm và những lưu ý khi sử dụng.
Cây Bạch quả có nguồn gốc từ vùng tây bắc Triết giang của trung quốc, mọc rải rác trong tự nhiên ở những khu rừng cây lá rộng trên đất dễ thấm nước và hơi chua hoặc ở các thung lung độ cao từ 300-1100m. Ở Trung quốc, Bạch quả được trồng cách đây 3000 năm, lúc đầu ở các chùa, đền, lăng tẩm, sau mở rộng ở các công viên, khu du lịch, di tích, ven đường đi để làm cảnh và tạo bóng mát.
Ở Việt nam cũng đã có những dự án trồng cây bạch quả ở Sapa nhưng khí hậu việt nam không hợp để cây phát triển sinh trưởng do vậy cây sinh trưởng chậm.
Bộ phận sử dụng
Lá: phơi sấy khô hoặc dùng tươi. Chiết xuất Cao bạch quả được chế biến từ lá.
Hạt: sử dụng quả chín, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch phơi khô. Đập dập vỏ ngoài lấy nhân. Hạt được dùng sống hoặc sao vàng. Ở hạt có chứa các chất độc nên khi sử dụng cần chú ý.
Ứng dụng trong thực phẩm
Bạch quả không những được biết đến từ lâu như là một vị thuốc cổ xưa nhất trên trái đất được sử dụng từ khoảng 5000 năm trước, làm thuốc chữa hen, viên phế quản, ho, tăng lưu thông mạch máu, tăng cường trí nhớ… mà còn được sử dụng làm thực phẩm ăn hàng ngày như:
Xem thêm: Công dụng của Bạch quả
-
Hạt bạch quả được làm món ăn truyền thống của người Trung Quốc.
-
Làm thức ăn chay của đạo Phật.
-
Món tráng miệng, khai vị
-
Cháo Bạch quả, chè bạch quả, gà hầm bạch quả
-
Nấu lẫn các thức ăn khác như: đuôi heo hầm bạch quả…
-
Món ăn đặc biệt trong năm mới, lễ cưới.
Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng Bạch quả
Chiết xuất từ lá cây bạch quả được xây dựng tiêu chuẩn hóa, theo tiêu chuẩn châu âu, Mỹ (USP) và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hiện nay khá phổ biến và rộng rãi. Chiết xuất từ lá không có chứa các chất gây độc như hạt nên ít có những chú ý khi sử dụng ở dạng này.
Chiết xuất từ Hạt bạch quả có một số các chất có khả năng gây độc như: Acid Ginkgolic, 4-0-methylpyridoxin (MPN), chất này không bị phát hủy bởi nhiệt trong quá trình nấu ăn và dễ gây có giật, chất Sarcotesta lớp thịt bên ngoài hạt dễ gây dị ứng.
Một số các tác dụng phụ khi sử dụng Bạch quả được ghi nhận lại bao gồm: nhức đầu, buồn nôn, bồn chồn, tiêu chảy, làm tăng nguy cơ chảy máu (do yếu tố ngăn cản sự kích hoạt tiểu cầu, chống đông máu), một số đối tượng nhạy cảm có thể gây xuất huyết dưới màng cứng, màng nhện, xuất huyết não, tiền phòng mắt…
Một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng bạch quả:
-
Không sử dụng cho người bị rối loạn đông máu, không sử dụng chung với các thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu bởi có thể nó gây tăng chảy máu không kiểm soát, không sử dụng chung với thuốc chống động kinh, thuốc ức chế MAO.
-
Không sử dụng chung với một số vị thuốc hoặc gia vị làm thức ăn sau: tỏi, sâm, đặc biệt là các thảo dược có chứa Coumarrin (vì nó làm tăng tính chảy máu của người sử dụng khi dùng kết hợp).
-
Không sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ chảy máu hoặc đang gặp vấn đề này như: chuẩn bị phẫu thuật, sau phẫu thuật, tai biến mạch máu não dạng xuất huyết, bị thương cháy máu…
-
Không dùng cho phụ nữ mang thai.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Tin tức khác
- Ứng dụng Nguyên liệu Collagen trong Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng
- Chasteberry (Trinh nữ châu âu)- thảo dược vàng giúp cân bằng nội tiết tố nữ
- Ba cơ chế tác động giúp cân bằng hormone của Chasteberry - Nguyên liệu Nasol
- Tác dụng của UP446 trên bệnh viêm xương khớp - nguyên liệu cho bệnh xương khớp
- 5 loại thực phẩm giàu acid lipoic cho bữa ăn hàng ngày - Nguyên liệu Nasol
- Phát hiệu nhiều chất nguy hại cho sức khỏe có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Lịch sử ra đời của Immunecanmix®
- Điều hòa Hormone
- Thảo dược hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả
- Bốn nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả
Tin nổi bật
Liposomal Iron: muối sắt dưới dạng liposome
16/09/2024
Giảm những cơn đau
01/08/2024
Collagen II thủy phân từ sụn
16/07/2024