Tác dụng của bông cải xanh trong phòng chống và điều trị các bệnh ung thư

Tác dụng của Bông cải xanh ngăn ngừa ung thưCác nghiên cứu dịch tễ học cho thấy việc ăn bông cải xanh làm giảm sự hình thành một số dạng ung thư.

Ung thư được hình thành khi các chất gây ung thư kích hoạt chuyển hóa gây tổn thương ADN. Các kích hoạt này được hoạt hóa bởi các enzyme pha I, II. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời thì một tổn thương vĩnh viễn có thể phát triển thành các tế bào ung thư và cuối cùng là di căn.

Tuy nhiên những nghiên cứu cũng nhận rằng có thể can thiệt sớm vào quá trình hình thành các tế bào ung thư: chuyển hóa các chất gây ung thư hay gây đột biến gen. Các enzyme pha I được xác định là một phần của quá trình oxy hóa, các phản ứng thủy phân dẫn đến sự hình thành các gốc tự do. Các enzyme giai đoạn II như glutathione S-transferase và UDP-glucuronyl transferase có vai trò trong sự hình thành phát triển ung thư sớm. Một nghiên cứu của Verhoeven và cộng sự đã công bố những thay đổi các enzyme pha I và II khi bổ sung bông cải xanh cũng như vai trò của nó trong việc ngăn chặn hình thành một số dạng ung thư trong giai đoạn đầu. Tiêu thụ nhiều bông cải xanh giảm nguy cơ ung thư như ung thư phổi, dạ dày, ruột kết,trực tràng,  ung thư tuyến tiền liệt, nội mạc tử cung và buồng trứng…

Ung thư phổi

30 nghiên cứu (trong đó có 7 nghiên cứu thuần tập và 23 nghiên cứu bệnh chứng) về vai trò của bông cải xanh trong việc ngăn ngừa ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi giảm xuống ở nhóm sử dụng bông cải xanh là 22% (nghiên cứu bệnh chứng) và 17% (nghiên cứu thuần tập)

Ung thư dạ dày

Chiết xuất bông cải xanh tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori

Chiết xuất bông cải xanh tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) đây là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở đây.

Ung thư bàng quang

Nghiên cứu của Michaud  và các cộng sự công bố năm 1999, trong 252 trường hợp trên 47.909 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang chỉ ra rằng chiết xuất bông cải xanh ngăn ngừa nguy cơ ung thư bàng quang, đặc biệt ở những người không hút thuốc.

những người ăn từ 2 bữa bông cải xanh mỗi tuần có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang thấp hơn 44%

(những người ăn từ 2 bữa bông cải xanh mỗi tuần có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang thấp hơn 44%)

Các nghiên cứu tại Ðại Học Ohio State và Ðại Học Harvard, Mỹ: một nhóm chất từ bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa và làm chậm phát triển của bệnh ung thư bàng quang. Nghiên cứu cho biết những người ăn từ 2 bữa bông cải xanh mỗi tuần có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang thấp hơn 44% so với những người ăn không quá 1 bữa/tuần.  Hợp chất này có tên là glucosinolate từ mầm bông cải xanh. Trong quá trình thái nhỏ, nhai và tiêu hóa, chất này sẽ chuyển thành chất isothiocyanate, có vai trò ngăn ngừa ung thư. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, isothiocyanate ngăn chặn phát triển của các tế bào ung thư bàng quang.

Ung thư trực tràng, đại tràng

sulforaphane và isothiocyanate có tác dụng chống các gốc tự do

(Sulforaphane và isothiocyanate có tác dụng chống các gốc tự do tăng cao trong ruột, ngăn ngừa hiệu quả ung thư trực tràng, đại tràng ở giai đoạn khởi đầu).

Sử dụng Broccoli extract giảm đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng, trực tràng đặc biệt trên các đối tượng hút thuốc lá (Slattery và cộng sự., 2000). Sulforaphane, isothiocyanate là hoạt chất được chuyển hóa từ glucosinolate hoạt chất chính trong bông cải xanh, sulforaphane và isothiocyanate có tác dụng chống các gốc tự do tăng cao trong ruột, ngăn ngừa hiệu quả ung thư trực tràng, đại tràng ở giai đoạn khởi đầu, (Kawajiri và cộng sự, 2009)

Ung thư da

Bảo vệ làn da chống lại các tác động của tia cực tím – chiết xuất bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư da, bằng cách bôi trực tiếp lên da.

Ung thư tiền liệt tuyến

2 nghiên cứu từ về ung thư tuyến tiền liệt do Cohen và cộng sự công bố năm 2000 và Kristal and Lampe năm 2002 đã chỉ ra việc mất glutathione S-transferase gen (GSTP1) là yếu tố quan trọng trong giai đoạn đầu phái triển ung thư tiền liệt. Hoạt chất isothiocyanates hoặc indoles có nguồn gốc từ chiết xuất mầm cải xanh (Broccoli extract) kích thích hoạt động của yếu tố GSTP1, do vậy Broccoli extrat có khả năng ngăn ngừa sự phát triển sớm ung thư tiền liệt. Trong các nghiên cứu dịch tễ học sau đó có 3 nghiên cứu nhận thấy việc ăn rau bông cải xanh có thể giảm ung thư tiền liệt  tuyến(Kristal and Lampe, 2002).

Xem thêm: 11 Công dụng của Bông cải xanh với sức khỏe


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: info@nasol.com.vn      Web: nasol.com.vn


Tài liệu tham khảo

1. Health benefits and possible risks of broccoli – An overview, Klaus Peter Latte, Klaus-Erich Appel, Alfonso Lampen, Federal Institute for Risk Assessment, Department of Food Safety, Thielallee 88-92, 14195 Berlin, Germany

2. Lam, T.K., Gallicchio, L., Lindsley, K., Shiels, M., Hammond, E., Tao, X.G., Chen, L., Robinson, K.A., Caulfield, E., Herman, J.G., Guallar, E., Alberg, A.J., 2009. Cruciferous vegetable consumption and lung cancer risk: a systematic review. Cancer Epidemiol. Biomarkers Prev. 18, 184–195.

3. Lampe, J.W., Peterson, S., 2002. Brassica, biotransformation and cancer risk: genetic polymorphisms alter the preventive effects of cruciferous vegetables. J. Nutr.132, 2991–2994.

4. Michaud, D.S., Spiegelman, D., Clinton, S.K., Rimm, E.B., Willett, W.C., Giovannucci, E.L., 1999. Fruit and vegetables intake and incidence of bladder cancer in a male prospective cohort. J. Natl. Cancer Inst. 91, 605–613.

5. Seow, A., Yuan, J.-M., Sun, C.-L., van den Berg, D., Lee, H.-P., Yu, M.C., 2002. Dietary isothiocyanates, glutathione S-transferase polymorphisms and colorectal cancer risk in the Singapore Chinese Health Study. Carcinogenesis 23, 2055– 2061.